K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2021

Bật Mất Lửa nhé !

Chúc Bn Học Tốt!!!!

3 tháng 7 2020

“Một cây làm chẳng nên noncó nghĩa là một người thì khó  thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ  một người thì không thể làm nên việc , còn nếu  nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.Đó là sự 'Đoàn kết'

3 tháng 7 2020

Giải

Câu tục ngữ ''Một cây làm chẳng lên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao'' khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích 

15 tháng 12 2021

Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa

16 tháng 12 2021

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”

6 tháng 4 2023

Nghĩa đen :

"Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người.

Nghĩa bóng :

Tục ngữ có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp” , đúng hay sai là do suy nghĩ của mỗi người. Vẻ ngoài ưa nhìn là một lợi thế nhưng tâm hồn đẹp càng khiến người ta nể phục hơn. Theo thời gian, cái gì cũng sẽ nhạt phai đi chỉ có tính cách con người là luôn khó đổi như vậy.

15 tháng 1 2022
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Chết đứng còn hơn sống quỳ Chết vinh còn hơn sống nhục
30 tháng 11 2018

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá) 
2. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh) 
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá) 
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá) 
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh) 
6. Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh) 
7. Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh) 
8. Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh) 
9. Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh) 
10. Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

20 tháng 4 2019

a.Đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc khó khăn .

Tk mình nha !!

20 tháng 4 2019

câu a. đùm boc, giúp đỡ nhau lúc khó khăn

5 tháng 2 2018

Trả lời:

Tập làm văn Tuần 7 trang 30 VBT Tiếng Việt 2 Tập 1 | Hay nhất Giải vở bài tập Tiếng Việt 2

Hôm nay, Tường quên bút ở nhà. Đến lúc viết bài, em hốt hoảng bảo Vân:

- Tớ quên không mang bút. Cậu cho tớ mượn nhé ?

    Vân nói:

- Tớ chỉ có một cái bút. Làm sao bây giờ ?

Tập làm văn Tuần 7 trang 30 VBT Tiếng Việt 2 Tập 1 | Hay nhất Giải vở bài tập Tiếng Việt 2

Nghe thấy thế, cô giáo đưa cho Tường một cái bút rồi bảo:

- Em cầm lấy mà dùng, ngày mai đừng quên bút nữa nhé !

    Tường đưa hai tay nhận bút và nói:

- Em cảm ơn cô ạ !

Tập làm văn Tuần 7 trang 30 VBT Tiếng Việt 2 Tập 1 | Hay nhất Giải vở bài tập Tiếng Việt 2

Tường tập trung làm bài cùng cả lớp.

Tập làm văn Tuần 7 trang 30 VBT Tiếng Việt 2 Tập 1 | Hay nhất Giải vở bài tập Tiếng Việt 2

Hôm cô giáo trả bài, Tường được điểm 10. Về nhà em khoe với mẹ:

- Nhờ bút của cô giáo, con làm bài được 10 điểm.

    Mẹ mỉm cười và nói:

- Mẹ rất vui vì con được điểm 10. Con nhớ cảm ơn cô giáo nhé!

22 tháng 4 2019

a) Cháu ... ông bà.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

b) Con ... cha mẹ.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

c) Em ... anh chị

- Các từ thích hợp là: yêu mến, yêu quý, thương yêu, yêu thương,…

4 tháng 5 2018

Trả lời:

- Em tên là Đỗ Ngọc Phương Trinh.

- Quê em ở Nha Trang, Khánh Hòa.

- Em học lớp 2A, Trường Tiểu học Kim Đồng.

- Em thích học môn Toán, Tiếng Việt.

- Em thích đi chơi công viên.