Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đăng bài, mỗi bài là 1 câu, từng câu hỏi một thôi thì các bạn mới có tâm trí để trả lời nhé.
a, - Nguyên nhân sâu xa:
Giai cấp thống trị xem thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường cho họ, nên tìm mọi cách để buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào kinh tế chính quốc. Nhưng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Bắc Mỹ làm Anh lo ngại, vì thế Anh đưa ra một loạt biện pháp nhằm hạn chế sự kinh doanh của giai cấp tư sản Bắc Mỹ. Những chính sách này làm hại đến quyền lợi của chủ nô, tư sản, và ngay cả nhân dân thuộc địa, vì vậy họ phản kháng lại chính quyền Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện chè ở Boxton \(\rightarrow\) Kinh tế thuộc địa phát triển \(\rightarrow\) Cạnh tranh với chính quốc (Anh) \(\rightarrow\) Chính quốc kìm hãm thuộc địa \(\rightarrow\) Mâu thuẫn giữa chính quốc với các thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Người Mỹ nói tiếng Anh vì Mỹ vốn là thuộc địa của Anh ( 13 bang từng bị thực dân Anh đô hộ). Tiếp xúc với nền văn hóa Anh lâu dài, nên Người Mỹ nói tiếng Anh, tuy nhiên, tiếng Anh-Mĩ có những điểm khác biệt với tiếng Anh-Anh.
b, Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".
Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.
- Nhận xét về bản tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776 của nước Mỹ:Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do ,bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam, trong bản tuyên ngôn của nước ta ,Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.
Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.
- Ta phải xét về hai mặt:
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc: lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Tuy nhiên, cũng như cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì.
c, Kết quả:
- Với hiệp ước Véc-xai. Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ờ Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.
- Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.
- Là cuộc Cách mạng tư sản vì:
+ Giai cấp lãnh đạo: Tư sản, chủ nô
+ Mục tiêu: Lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc .
+ Lực lượng cách mạng: Quần chúng cách mạng (nhân dân).
+ Hình thức: chiến tranh giành độc lập .
+ Kết quả, ý nghĩa: Giành độc lập, xác lập liên bang .
+ Xu hướng phát triển: phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
->Là 1 cuộc CMTS có tính nhân dân khá rõ
Cho biết cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa được không? Vì sao ?
Theo suy nghĩ cá nhân thì cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là 1 cuộc chiến tranh chính nghĩa nhưng không hoàn toàn là chính nghĩa . Sau đây sẽ phân tích về nét chính nghĩa và nét không chính nghĩa* Chính nghĩa:
- Sau khi đặt ách thống trị 13 thuộc địa, thực dân Anh đã tiến hành chính sách cai trì hà khắc, bốc lột tận cùng đời sống nhân dân, không những thế giai cấp tư sản còn bị hạn chế phát triển tối đa . Thị trường bị độc quyền, quyền lợi con người trở nên vô cùng tồi tệ
- Tính tự chủ của các quốc gia đã không còn mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào thực dân Anh, chính sách cai trì đã biến các nước này phát triển kinh tế theo 2 hướng rõ rệt, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội bộ
- Cuộc Chiến tranh giành thắng lợi đã lấy lại chủ quyền dân tộc, đem lại chiến thắng xứng đáng, giành lại độc lập đáng có 1 quốc gia , đời sống người dân ( thường dân + tư sản ) đều có quyền lợi, cuộc sống được đổi thay . Không bị lệ thuộc, áp bức, bốc lột nặng nề như trước, con người có nhân quyền hơn
* Không Chính Nghĩa
- Nhưng cũng vì thế mà nói cuộc chiến tranh 13 thuộc địa là chính nghĩa . Xét thế nào thì nó cũng chỉ là cuộc cách mạng với mục tiêu chủ yếu là đáp ứng quyền lợi của giai cấp bị trị . Chỉ là chuyển từ hình thức bốc lột này sang hình thức bốc lột khác, chứ không hoàn toàn là xóa bỏ chế độ thống trị bốc lột
- Người dân nghèo vẫn chẳng có quyền lợi mà chỉ thuộc về giai cấp tư sản thống trị. Người dân trước kia bị bốc lột bởi phong kiến, bởi thực dân thì sau cuộc chiến lại bị thống trị bởi tư sản cầm quyền .
- Tính nhân quyền và dân chủ chưa được thỏa mãn 1 cách hoàn toàn: vẫn còn chế độ nô lệ, phân biệt da màu, người phụ nữ không có quyền lợi và địa vị trong xã hội
=> Cuộc chiến 13 thuộc địa không hoàn toàn là 1 cuộc chiến tranh chính nghĩa . Dù sao nó cũng chỉ là 1 cuộc CMTS ,mà đã là CMTS thì kết quả đem lại vẫn không có lợi cho đa phần người dân, nên không gọi nó là chính nghĩa được
Trình bày nét chính diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Trả lời:
Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".
Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.
Chúc bạn học tốt!!!
Câu hỏi này là do em nghĩ ra hay là thầy cô nào giao bài cho em vậy?
Có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh giành quyền lợi cho giai cấp bị trị , đem lại quyền lai chính đáng cho dân tộc (ở đây là những người bị áp bức của thuộc địa anh ở bắc mỹ)
Vì cuộc chiến tranh giành Độc lập của 13 bang thuộc địa Mỹ do tư sãn lãnh đạo . Nhân dân đứng lên vì quyền lợi của họ . Các giai cấp lãnh đạo đều đưa lợi ích cá nhân lên trước rồi mới đến cộng đồng. -> Là 1 cuộc CMTS có tính nhân dân khá rõ.
vì cuộc chiến tranh giành độc lập của mĩ do tư sản lãnh đạo,nhân dân đứng lên vì quyền lợi của họ.các giai cấp lãnh đạo đều đưa lợi ích cá nhân lên tr r ms đến cộng đồng. 1 lẽ đương nhiên là ko ai chịu sự kìm hãm về kinh tế và đời sống cx như phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc (đế quốc anh) .vì thế cuộc cách mạng nahn chóng diễn ra.nên cuộc chiến tranh dành độc lập của các nc thuộc địa ở bắc mĩ cx là cuộc cách mạng tư sản
1. Cuộc chiến này đã lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ ngĩa tư bản phát triển. Nhưng nhân dân lao động nói chung không được hưởng quyền lợi gì.
2. Cuộc chiến này đã giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho nên kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.
- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.
- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
- Ngày 4 —7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc
* Kết quả:
- Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.
*Ý nghĩa
Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ. + Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.
Đáp án cần chọn là: A
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ được nền thống trị của thực dân Anh, thiết lập nền cộng hòa tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
=> Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ được nền thống trị của thực dân Anh, thiết lập nền cộng hòa tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
=> Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
Đáp án cần chọn là: A
+) Nhạn xét bản Tuyên ngôn Độc lập (4-7-1776) của nước Mĩ
-Diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc mĩ