Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Tiêu chí | Điểm công nghiệp | Khu công nghiệp | Trung tâm công nghiệp | Vùng công nghiệp |
Hình thức | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất |
Không gian | - Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư. - Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu | Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài | Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. | Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp |
Cơ cấu | Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản. | Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ | Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
| Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. |
Sự liên kết | Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau. | Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao | Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. | Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất |
* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Đáp án chính xác là C. Số lượng công nhân.
Giải thích:
Trong bối cảnh công nghiệp hiện đại, tự động hóa và ứng dụng công nghệ cao ngày càng phổ biến, số lượng công nhân không còn là yếu tố quyết định đến quy mô của một xí nghiệp. Các xí nghiệp hiện đại có thể đạt được năng suất và sản lượng lớn với số lượng công nhân ít hơn nhờ vào việc sử dụng máy móc, thiết bị tự động và công nghệ tiên tiến.
Các yếu tố khác như giá trị tổng sản phẩm, vốn đầu tư và số lượng máy móc vẫn là những chỉ số quan trọng để đánh giá quy mô của một xí nghiệp công nghiệp, vì chúng phản ánh khả năng sản xuất, mức độ đầu tư và trang bị công nghệ của xí nghiệp đó.
a. Cơ động, dễ ứng phó với sự cố
b. Dễ thay đổi thiết bị
c. Không ràng buộc nên cũng không ảnh hướng đến các xí nghiệp khác
d. Chủ động trong việc đến gần thị trường
tất cả đều đúng
a.b.c.d =))