Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
mình cảm thấy câu trả lời của bạn chưa đúng ý mình lắm nên mình chưa cho sao nha
So sánh điểm khác nhau về chính sách căn bản để giải quyết khủng hoảng kinh tế từ năm 1929 – 1939 của Nhật Bản và Mĩ?
A. Mĩ nhiều tài nguyên, lao động dồi dào. Nhật nghèo tài nguyên, nhân công ít.
B. Nhà nước Mĩ có biện pháp lưu thông hàng hóa. Nhà nước Nhật Bản tiến hành xâm lược Đông Bắc Trung Quốc.
C. Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách mới. Nhật giải quyết bằng con đường phát xít hóa bộ máy thống trị.
D. Mĩ thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Bản nhờ sự lãnh đạo của Thiên hoàng Minh Trị.
1. Anh:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:
+ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu
+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước
- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh
* Chính trị:
- Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
2. Pháp:
* Kinh tế:
- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới
- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm
+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
- Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...
- Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng
* Chính trị:
- Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập
3. Đức:
* Kinh tế:
- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4
- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:
+ Thống nhất được thị trường dân tộc
+ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
+ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất
- Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức
* Chính trị:
- Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản
4. Mĩ:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:
+ Tài nguyên phong phú
+ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng
+ Nguồn nhân lực khá dồi dào
+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất
+ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu
- Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn
- Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...
* Chính trị:
- Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống
1.
Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.