Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2019

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật). Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.

Đáp án: A

13 tháng 8 2019

Đáp án: A

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

24 tháng 9 2018

Đáp án A

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

30 tháng 3 2017

Đáp án: A

Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.

5 tháng 8 2019

Hướng dẫn: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

Tham khảo:

 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 S cả nc, đồng bằng chiếm 1/4 S cả nc.
- Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% S, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% S cả nước

- Sự phân hóa của địa hình nước ta là kết quả tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nội lực làm nâng địa hình chủ yếu thông qua các vận động kiến tạo. Trải qua các vận động tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình miền núi nước ta đã có sự phân hóa thành nhiều khu vực:

+ Khu vực phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình có hướng vòng cung: Khu vực núi vòng cung (Đông Bắc - khối vòm sống Chảy, Trường Sơn Nam, khối núi cực Nam Trung Bộ).

+ Khu vực phát triển trên nền cổ hướng Tây Bắc - Đông Nam thì địa hình có hướng Tây Bắc - Đông Nam: khu vực núi Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc - khối núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc - khối Bạch Mã)

- Đến vận động Tân kiến tạo, do tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, đại hình nước ta được nâng lên với cường độ khác nhau.

+ Khu vực được nâng lên mạnh nhất hình thành núi cao (Tây Bắc).

+ Khu vực được nâng lên yếu hình thành núi có độ cao trung bình (Đông Bắc).

+ Các vùng bị sụt lún diễn ra quá trình bời lấp trầm tích lục địa hình thành các vùng đồng bằng.

- Ngoại lực tác động làm phá vỡ, san bằng địa hình do ngoại lực tạo nên đồng thời tạo nên nhiều dạng địa hình mới. Khí hậu nhiệt đới ẩm mùa nhiều thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh và bồi tụ diễn ra mạnh.

+ Ở vùng đồi núi: đị hình bị cắt xẻ, bào mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá. Tại các vùng bị mất lớp phủ thực vật, mưa lớn còn gây hiện tượng trượt đất, lỡ đá. Vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cax tơ.

+ Ở vùng đồng bằng: Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh bồi lấp các chổ trũng tạo nên các địa hình đồng bằng dưới tác động của dòng chảy sông ngòi.

8 tháng 5 2017

Đáp án: A

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

14 tháng 12 2018

Đáp án A

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng