K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

ko biết

 

1 tháng 11 2020

Tham khảo:

A. Mở bài

- Nói về những bài ca dao tình yêu, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

- Giới thiệu về bài ca dao thật đặc sắc:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

B. Thân bài:

- Câu ca dao thật tinh tế khi đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

- Hình tượng thơ ở đây không hề cầu kì, cũng không bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi.

+ Muối và gừng là những gia vị thường dùng và rất dễ kiếm trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn được biết đến là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Đã được các tác giả dân gian tinh tế đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

+ Có thể nói trong hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ được dùng trong câu ca dao “ba năm”, “chín tháng” không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Có lẽ thời gian lại chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất cho phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người.

- Giải thích hình ảnh “muối” và “gừng”

+ Muối chính là sự kết tinh của nước biển ngưng đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối rất mặt thường dùng trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được tác giả dân gian nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua biết bao năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

+ Gừng được biết đến là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng và thơm của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, hay trong vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

- Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chín tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Có thể nói sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

+ Gừng cay và muối mặn như đã tượng trưng thật nhất và hay nhất cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển.

+ Câu thơ sáu chữ dễ nhận thấy có âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau.

+ Từ Đôi ta nói lên sự khăng khít, hoà hợp. “Đôi ta” khác với “hai ta” vì hai ta chưa thể là một.

- Và để tiếp tục khắc sâu thêm cho ý nghĩa của từ “Đôi ta”, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh nghĩa nặng tình dày.

+ “Nghĩa nặng tình dày” nó như một hòn đá tảng thật nặng trong đời sống vợ chồng, không sức mạnh gì xô đẩy, di chuyển được.

>>> Phải khẳng định một điều là không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng vượt lên trên tất cả họ vẫn hạnh phúc đó mới là điều đáng quý.

- Câu thơ “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa’ như đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ.

Chỉ với độ dài của câu ca dao mà như đã phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, ở đỉnh cao của tình cảm vợ chồng, trong những lúc thời điểm hạnh phúc nhất, đôi khi người vợ hoặc người chồng tự nhiên phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo, khi mà gian khó thì liệu vợ chồng có giữ được gừng mãi cay và muối mãi mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?

+ Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã tự đặt ra giả thiết “Có xa nhau đi nữa’ và cũng tự trả lời “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Tại sao họ, những đôi vợ chồng không nói một trăm năm mà lại là ba vạn sáu ngàn ngày? Cách nói như dằn từng tiếng một, như đã nhấn mạnh quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi xương lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long.

>>> Chính sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng như keo sơn lại càng không có thế lực nào phá vỡ được.

C. Kết luận

- Khẳng định lại nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của câu ca dao trên nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt một lòng.



22 tháng 12 2019

1. Mở Bài

Ca dao dân ca, chủ đề mang chủ đề tình yêu toả hương ngào ngạt bởi những nỗi niềm, những cảm xúc dạt dào tha thiết được nhân vật trữ tình gửi gắm một cách đầy ý nhị, duyên dáng và tinh tế nhưng không kém phần mãnh liệt, khát khao,thể hiện rõ ràng qua bài ca dao:

"Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa."

2. Thân Bài

* Nghĩa thực:

- Tình yêu gắn với những điều bình dị mà bền chặt.

+ "Gừng" và "muối" là những sự vật quen thuộc, dân dã trong đời sống của người nông dân, không điều gì có thể thay thế.

+ Muối để càng lâu, thậm chí là ba năm, vị mặn mòi trong muối vẫn không đổi, gừng dẫu chín tháng chất cay nồng "hãy còn" giữ được bên trong.

=> Thách thức của thời gian không làm mất đi những đặc trưng của nó.

* Nghĩa biểu tượng:

- Tình nghĩa thủy chung, bền chặt của con người, dẫu qua bao thách thức của thời gian thì tình yêu vẫn nồng đượm, thiết tha.

- " Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa'", đó là cả một đời người, là trăm năm bên nhau, sướng khổ cùng nhau, dẫu có xa cũng là lúc chúng ta già đi, răng long đầu bạc rồi.

- Tình nghĩa hai ta cao hơn núi, rộng hơn sông, mênh mông hơn sóng biển, bởi vậy mà dẫu thời gian có trôi, dẫu có khó khăn cách trở cũng không làm lung lay mối tình trọn vẹn thủy chung

=> Nghĩa tình vượt thời gian.

3. Kết Bài

Ca dao xưa như một nốt nhạc ngọt ngào, tuyệt diệu, sọi rọi tâm hồn mỗi chúng ta bằng trái tim hồn hậu và thiết tha nhất, bởi vậy mà trong em luôn dành một tình cảm vô cùng lớn lao cho những bài ca dao, dân ca của dân tộc.

30 tháng 10 2020

Tham khảo:

A. Mở bài

- Nói về những bài ca dao tình yêu, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

- Giới thiệu về bài ca dao thật đặc sắc:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

B. Thân bài:

- Câu ca dao thật tinh tế khi đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

- Hình tượng thơ ở đây không hề cầu kì, cũng không bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi.

+ Muối và gừng là những gia vị thường dùng và rất dễ kiếm trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn được biết đến là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Đã được các tác giả dân gian tinh tế đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

+ Có thể nói trong hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ được dùng trong câu ca dao “ba năm”, “chín tháng” không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Có lẽ thời gian lại chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất cho phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người.

- Giải thích hình ảnh “muối” và “gừng”

+ Muối chính là sự kết tinh của nước biển ngưng đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối rất mặt thường dùng trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được tác giả dân gian nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua biết bao năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

+ Gừng được biết đến là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng và thơm của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, hay trong vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

- Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chín tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Có thể nói sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

+ Gừng cay và muối mặn như đã tượng trưng thật nhất và hay nhất cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển.

+ Câu thơ sáu chữ dễ nhận thấy có âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau.

+ Từ Đôi ta nói lên sự khăng khít, hoà hợp. “Đôi ta” khác với “hai ta” vì hai ta chưa thể là một.

- Và để tiếp tục khắc sâu thêm cho ý nghĩa của từ “Đôi ta”, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh nghĩa nặng tình dày.

+ “Nghĩa nặng tình dày” nó như một hòn đá tảng thật nặng trong đời sống vợ chồng, không sức mạnh gì xô đẩy, di chuyển được.

>>> Phải khẳng định một điều là không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng vượt lên trên tất cả họ vẫn hạnh phúc đó mới là điều đáng quý.

- Câu thơ “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa’ như đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ.

Chỉ với độ dài của câu ca dao mà như đã phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, ở đỉnh cao của tình cảm vợ chồng, trong những lúc thời điểm hạnh phúc nhất, đôi khi người vợ hoặc người chồng tự nhiên phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo, khi mà gian khó thì liệu vợ chồng có giữ được gừng mãi cay và muối mãi mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?

+ Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã tự đặt ra giả thiết “Có xa nhau đi nữa’ và cũng tự trả lời “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Tại sao họ, những đôi vợ chồng không nói một trăm năm mà lại là ba vạn sáu ngàn ngày? Cách nói như dằn từng tiếng một, như đã nhấn mạnh quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi xương lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long.

>>> Chính sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng như keo sơn lại càng không có thế lực nào phá vỡ được.

C. Kết luận

- Khẳng định lại nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của câu ca dao trên nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt một lòng.



10 tháng 10 2017

- Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn

   + Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.

   + Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt

   + Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung

- Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng

→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt

Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................Ta lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hạnh phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng cô Tấm...
Đọc tiếp

Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa...” ( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mượn những chất liệu dân gian nào trong bài thơ Đất nước?

b. Chỉ ra tác dụng của việc mượn chất liệu dân gian đó?

Bài tập 2: So sánh hai nền văn học dân gian và văn học viết dựa vào các tiêu chí: Thời gian ra đời,đặc trưng, thể loại, hình thức lưu truyền, vị trí- vai trò.

0