K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2016

Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng

18 tháng 9 2021
Á đùtggvvvvvvv
18 tháng 9 2021

1. Văn thuyết minh: kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích

- Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

- Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông, hữu ích cho con người.

- Các phương thức thuyết minh thường dùng:

    + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

    + Phương pháp liệt kê, phân tích

    + Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu

2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Văn bản “Hạ Long- đá và nước”

Little Dinosaur Go To Underground Dinosaurs Family

FEATURED BY

a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long

- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê

b, Phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa

- Phương pháp giải thích

- Phương pháp liệt kê

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”

c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long

    + Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc

    + Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng

- Biện pháp nhân hóa:

    + Đá có tri giác, có tâm hồn

    + Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về

→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a.

Văn bản có tính thuyết minh:

- Thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi có hệ thống:

    + Tính chất chung về họ, giống, loài

    + Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

    + Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:

    + Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới

    + Phương pháp phân loại: các loại ruồi

    + Phương pháp dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản

    + Phương pháp liệt kê: các đặc tính của ruồi

b, Nét đặc biệt:

    + Hình thức: giống văn bản thuật lại phiên tòa

    + Nội dung: giống chuyện kể về loài ruồi

- Những biện nghệ thuật:

    + Nhân hóa

    + Liệt kê

- Tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa truyện vui vừa cung cấp thêm tri thức.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh là: tự sự

    + Kể câu chuyện ngày bé bà kể về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này được học môn sinh vật mới biết không phải như vậy.

12 tháng 12 2017

Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.

Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu can rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu". Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta"

(Bạn đến chơi nhà)

Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng càu, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.

Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dể ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.

Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.

“Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.

Trầu này têm những vôi tầu

Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay"

(Ca dao)

Câu hát của thôn nữ ngày xưa, hỏi ai trong chúng ta ngày nay còn nhớ?

22 tháng 11 2016
Trôi dạc về làng quê VN, ta như đến với bầu không khí thanh bình mà yên ả - nơi có những đồng lúa chín vàng ươm màu nắng, có rặng tre xanh toả mát bên bờ sông. Đặc biệt, khi luồn lách wa từng con xóm nhỏ, ta luôn có thể bắt gặp hình ảnh cây cau dọc hay bên đường. Nó giản dị, đơn sơ mà làm bao người phải nhớ mãi. Chính vì cau có ở khắp làng wê nên giờ đây cau trở thành loài cây thân thuộc với đời sống người dân Việt Nam.
Là đứa con của người dân Việt Nam, không ai là không biết cau đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng cây cau xuất hiện là từ “ Sự tích trầu cau” - một câu chuyện sâu sắc mà đầy tình cảm vì từ xưa, người dân VN luôn tin vào những câu chuyện huyền thoại. Nhưng thực ra cau có tên khoa học là areca catechu mà người ta gọi là tân lang hay binh lang. Cau được trồng nhiều ở các nước Thái Bình Dương và một số nước khác ở fía Đông châu Phi. Cây cau thuộc loài cây thân gỗ, cứng. Chính vì vây, ở làng wê VN, cau có mặt rộng rãi ở mọi nơi.
Khác với các loài cây dân dã khác, cau có những đặc điểm rất nổi bật. Thân cây cao, khoảng chừng 12 – 15 mét với đường kính ước lượng từ 20 đến 30 cm. Không giống như dừa, cau có thân thon hơn, hình trụ tròn mọc thẳng đuột đến tận mây. Thân cau không hoàn toàn nhẵn bóng mà nó khoác trên mình chiếc áo xù xì, bạc phết ở phần gốc, xanh thẳm ở phần giữa và xanh non ở phần ngọn. Phía bên ngoài, thân cau được tạo bởi những chiếc nịt vòng tròn, thô nhám mà người ta gọi đó là khấc cau. Mỗi thân cau cũng phải có đến vài chục khấc như thế. Nhìn vào khấc thì người ta có thể biết được độ tuổi của cau, Chính những chiếc khấc ấy lại là dấu tích còn lại của những bẹ lá cau đã bức mình khỏi thân.
Đặc điểm để nhận biết cau dễ nhất đó là cây cau ko bao giờ phân nhánh. Lên đến gần ngon thì cây cau mới bắt đầu toả ra. Lá cau có màu xanh, mỗi lá cau được nối từ bẹ cau, ôm chặt lấy nhau và đối xứng ở quanh ngọn. Mỗi tàu lá cau dài từ 1.5 đến 1.7 mét, hình lông chim, có một sóng giữa và có lá chét mọc dài ở hai bên. Vào những đêm trăng rằm, cau lại uỡn mình dưới ánh trăng mà soi bóng xuống mặt đất. Hầu như mỗi cây cau đều cho ta rất nhiều buồng. Mỗi buồng cau được bao bọc bởi một lớp nang và ẩn mình trong bẹ cau. Buồng cau khi trổ có màu trắng nhạt với những đốm nhỏ li ti mang hình vỏ trấu. Hương hoa cau có mùi thơm ngan ngát được gió mang theo toả ra khắp vườn. Để rồi lại có câu hát: “ Hoa cau rụng trắng sân nhà em mà hương cau thơm ngát quanh vườn trầu” Mỗi buồng cau cho ra hàng trăm quả cau. Còn non thì quả có màu xanh ánh vàng nhưng khi đã trưởng thành và già thì kích thước của quả cau bằng cỡ quat trứng gà, xanh đậm hơn. Quả cau có hình nón, đáy phẳng, bên trong cau có hạt màu nâu lốm đốm. Rễ cau thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất đến vài chục mét, có khi nhô lên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn.
Cau có khả năng tăng trưởng rất nhanh và rất dễ sinh sống ở mọi nơi trên nước ta. Thường thì người ta phải chăm sóc đến vài năm cau mới ra quả và cho trái được. Càng lớn, càng lên cao thì cau càng cho quả ít hơn vì có lẽ lúc đó cau đã già rồi.
Cau được chia ra nhiều loại nhưng thường thì ta chỉ biết đến cau kiểng và cau trồng vườn. Cau kiểng là cau dùng để làm cảnh, có thân thấp hơn và hoa cau thì ko thơm. Quả cau cũng vậy, nhỏ hơn hoặc chỉ bằng hạt mít mà thôi. Khi chín thì có màu đỏ và được người ta dùng để làm thuốc. Ngoài ra còn có cau lửa, vỏ vàng, tròn và còn có quả cau vú heo thì nhỏ hơn nữa.
Đối với người dân VN thì quả cau là một món ăn quen thuộc. Nó có vị hăng và thường được bổ ra ăn kèm với trầu, vôi tạo nên cảm giác sản khoái cho người ăn. Nhưng cũng có thể gây say cho những ai mới ăn lần đầu. Trong quả cau có chứa hoạt chất arccun - một loại có thể dùng để tẩy giun và chữa bệnh cho ngựa mà người Ấn Độ vẫn thường dùng. Ngoài ra thân cau còn có thể dùng làm chiếc cầu khỉ để bắt ngang qua những con sông nhỏ. Tàu lá cau khi khô cũng có thể dùng để làm chổi cau quét rác rất thuận lợi. Ngày xưa, vớ người dân cau còn có thể dùng làm thuốc để nhuộm răng.
Đặc biệt trầu cùng với cau chiếm một vị trí quan trọng trong văn hoá của người VN. Đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Dường như từ lâu đời cau đã gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt. Chẳng những thế, cau còn có mặt trong các ngày xin tên hay cái giỗ kị ở mỗi gia đình. Chính vì ai cũng nghĩ cây cau là bước ra từ sự tích trầu cau nên chính cau cũng là mối xe duyên cho nhiều chàng trai, cô gái. Cau luôn có mặt ở những lễ cưới, lễ hỏi vì nó là tượng trưng cho tình cảm vợ chồng. Trong giao tiếp, cau cũng đóng vai trò hết sức cần thiết mà người ta nói là “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” mà trầu thì chẳng thể nào thiếu cau được. Chính vì vậy, cau đã góp phần làm nên mĩ tục đẹp cho người Việt, làm nên cảnh quan thanh bình ở chốn làng quê.
Với đời sống tâm hồn, cau đã gợi nên bao cảm hứng cho người nghệ sĩ để rồi lấy sự tích trầu cau để nhắc nhỡ về tình cảm yêu thương nhau:
“ Thương nhau cau xấn bổ đôi
Ghét nhau cau xấu bổ ra làm 10”
Ngoài ra cau còn làm nên cái tứ của thơ Hồ Xuân Hương:
“ Quả cau nho nhỏ miếng trầu oi
Này của Xuân Hương đã quét rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Cau cũng đã từng gắn bó với một góc trời tuổi thơ của bao người. Chơi trò ú tim cũng dưới bóng cau, rồng rắn lên mây cũng chạy quanh dưới gốc cau. Cau ko chỉ đi vào thơ mà cau còn đi vào nhạc hoạ với bài hát “ Hoa cau vườn trầu” nổi tiếng.
Tất cả cây cối đều làm cho cuộc sống thêm hài hoà. Đặc biệt cau chính là biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê VN. Dù mai này có phải đi xa quê thì hình ảnh cây cau luôn hiện hữu trong lòng mỗi người con.
 

 

 
22 tháng 11 2016

Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó với nhân dân ta, đi từ Bắc vào Nam những cánh đồng lúa xanh mướt mới đẹp làm sao? cây lúa đã được xuất hiện rất nhiều trong những bài văn, bài thơ hay, là nguồn cảm hứng sáng tạo không ngừng của nhiều họa sỹ. Từ thời ông cha chúng ta nghề trồng lúa đã gắn bó và là món ăn tinh thần không thể thiếu, trước kia trồng lúa là nghề chính của ông cha ta, ngày này với sự phát triển của công nghiệp hóa, điện đại hóa, đất nước có nhiều sự đổi thay, nhưng cây lúa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người nông dân Việt Nam, nước chúng ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và chất lượng gạo đạt chất lượng cao, là nước có ngành nông nghiệp lúa nước lớn nhất thế giới.

Câu ca dao bao đời nay người dân chúng ta vẫn dành để nói về cây lúa:

” Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Để có thể thu hoạch lúa là cả một quá trình vất vả của những người nông dân, gia đình tôi có truyền thống làm nghề trồng lúa, từ thời Cụ tôi, ông tôi, bố tôi đều đi theo nghề trồng lúa nước này, từ bé được gắn bó với những cây lúa và những người nông dân thật thà chất phát làm tôi thêm yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Tôi còn nhớ hồi nhỏ được ngồi với ông nội, ông lại kể chuyện cho tôi nghe, ông nói hồi xưa đất trồng lúa còn khô cằn lắm không được tơi xốp như bây giờ, lúc đó những người nông dân đã cày bừa, cố gắng vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và thiên nhiên để trồng ra cây lúa xanh mướt và thu hoạch được những hạt gạo dẻo thơm.

Nước ta có rất nhiều loại giống lúa khác nhau tùy theo từng vùng miền , khí hậu, mỗi vùng miền thích hợp với các loại lúa khác nhau, thích hợp để trồng lúa nhất là những vùng nước ngọt, những vùng đất quá mặn hoặc quá phèn cây lúa khó có thể lên được. Có rất nhiều loại lúa như lúa nếp, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu, chủ yếu được chia ra là cây lúa nếp và lúa tẻ, lúa nếp thường để làm bánh, thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa dùng để ăn trong các bữa cơm hàng ngày… giống lúa cũng có nhiều loại, trước kia ông cha ta hay trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Nam hay trồng giống IR76, miền Bắc thì trồng các loại giống C70, DT10, A20…

Để trồng được cây lúa thì người nông dân phải giải qua rất nhiều công đoạn, từ gieo mạ, sau đó đến cấy mạ, và rồi chăm bẵm, tưới tắm, nhổ cỏ, phun sâu… mới có được những hạt gạo dẻo thơm chúng ta ăn hàng ngày.

Ở nước ta có 3 vụ lúa chính đó là vụ Đông- Xuân, vụ Hè – Thu, vụ lúa mùa, những đặc sản từ cây lúa mang đậm nét truyền thống dân tộc đó là bánh chưng, bánh dày, theo truyết xa xưa Lang Liêu được truyền ngôi do làm bánh chưng và bánh dày dâng lên vua, Lang Liêu được thần báo mộng trong giấc mơ ” Trong đất trời không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và không bao giờ chán, các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, người không làm ra được” Lang Liêu nghe theo lời thần dạy và đã làm chiếc bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, và chàng đã được lên ngôi vị thay cha và trở thành ông vua tốt, ngày này ngoài các món đặc sản như bánh chưng, bánh dày thì còn có bánh cốm cũng là một đặc sản từ cây lúa.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân và là nguồn lương thực quý nhất nước ta, có tầm quan trọng rất lớn về kinh tế, cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ cho chúng ta mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Việt Nam, ngày này có nhiều loại ăn nhanh nhưng cây lúa vẫn không thay giá trị về nhiều mặt, vẫn không thể thiếu trong các bữa cơm hàng ngày, và là người bạn đồng hành của người dân Việt Nam theo năm tháng.

3 tháng 12 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn "

2 tháng 7 2016

- Thân cây chuối có hình tròn thẳng như cột đình, toả ra những tán lá xanh.

- Lá chuối tươi xanh mướt to như những chiếc phản

- Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh nếp, bánh gai

- Quả chuối khi chín vỏ thường có chấm nâu hoặc đen như hình trên vỏ trứng  chim cuốc gọi là chuối trứng cuốc.

- Bắp chuối to trĩu xuống lộ ra màu đỏ

- Nõn chuối trắng muốt, trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng 

4 tháng 9 2019

- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước.
- Lá chuối tươi xanh rờn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
- Lá chuối khô màu nâu, thuở xa xưa thường dùng để lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa ấm áp.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên cánh. Hoa mọc thành chùm, các chùm gắn với nhau ở đầu cành. Mùa hè, cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ, đỏ rực một vùng. Quả phượng giống quả đậu to kì lạ, dài đến ba mươi phân, to khoảng năm phân. Mùa đông, quả khô lại, đung đưa theo gió.

a, Đọan văn thuyết minh về đối tượng nào?

b, Chỉ ra các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đọan văn?

c, Xác định yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọan văn? Tác dụng?

d, Ngoài những đặc điểm đã trình bày về đối tượng thuyết minh trong đoạn văn, khi giới thiệu về đối tượng này, em có thể trình bày những đặc điểm nào nữa?

0