Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở mình là ko có trắc nghiệm
CÂu 1: chép lại bài văn" đập đá ở côn lôn"
- cho biết tác giả? , bài tho được sáng tác trong hoàng cảnh nào?đoạn thơ vừa chép ở tác phẩm nào?
- noi quá là gì? xac dịnh cau nói quá , và giải nghỉa trong bài vừa chép?
câu 2: thuyết minh cây tre
http://dethi.violet.vn/ trong đây nhiều đề hay lắm mk toàn vào đấy tìm xem thui. Sắp thi rùi
dựa vào lời của những cây diêm, e hãy kể lại hình ảnh cô bé bán diem trong đêm giao thừa
Năm nào cũng đc ak > Nhưng theo mình nghĩ tốt nhất là năm nay...
1 thế nào là nói giảm nói tránh. Cho vd.
2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ và nêu định nghĩa.
4.em hay làm bài văn trọng hai đề sau:
_ thuyết minh một thứ đồ dùng.
_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ)
Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(...)
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 2 (1,00đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì?
Câu 3 (1,00đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(...)
" - Bà lên đây làm gì thế?
- Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại!
Cái ***** không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc...
- Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế?
- Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết.
- Lúc này bà ở cho nhà ai?
- Chẳng ở với nhà ai.
- Thế bà lại đi buôn à?
- Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm."
("Một bữa no" - Nam Cao)
Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó.
Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự).
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ)
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói:
"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?
a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả
2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?
a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng
b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng
c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối
d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng
3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?
a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi
b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
d. Cả a, b, c
4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?
a. Tiền đề về nhân nghĩa
b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt
c. Cả a và b
5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hạnh động cầu khiến
c. Hành đông bộc lộ cảm xúc
d. Hành động hứa hẹn
6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi
b. Phê phán lối học thụ động
c. Phê phán lối học vẹt
d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
7. Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?
a. Là người giản dị
b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên
c. Người yêu tự do
d. Cả a, b, c
8. Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:
a. Quan hệ ngang hàng
b. Quan hệ trên dưới
c. Quan hệ thân sơ
II. Tự luận (6 điểm)
1. Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
b | c | d | c | b | a | d | b |
II. Phần tự luận
1.
Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
- Nguyên văn:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)
- Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)
- Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)
2.
Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)
b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:
- Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):
+ Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.
+ Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
+ Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
+ Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.
+ Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.
+ Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.
- Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):
+ Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.
+ Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
+ Bố cục: 4 phần
+ Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
+ Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:
a. Làm cho dân được giàu có, ấm no
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | a | d | a | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3.
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)
Mk là:
1.thế nào là nói giảm nói tránh?cho vd.
2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ.nêu ý nghĩa.
4. Chọn một trong hai :
_thuyết mình về một thứ đồ dùng.
_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
mk thi r.đề là:
đọc văn bản "lão hạc" của Nam cao có ý kiến cho rằng:"lão hạc là một lão nông dân nghèo koor mà trong sạch,giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con".E hãy cm nxét trên
I. Phần Văn – Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
- “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2)
- Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3)
- Không đau con ạ ! ( 4)”
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
II. Phần Tập làm văn: (6 điểm)
Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.