Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chất rắn là một trong bốn trạng thái cơ bản của vật chất (các trạng thái khác là chất lỏng, chất khí và plasma). So với các trạng thái vật chất kia, các phân tử trong chất rắn sắp xếp chặt chẽ với nhau và chứa ít động năng nhất. Vật rắn được đặc trưng bởi độ cứng và khả năng chống lại lực tác dụng lên bề mặt (theo phương vuông góc hoặc phương tiếp tuyến). Những đặc tính này phụ thuộc vào tính chất của các nguyên tử cấu tạo nên chất rắn, cấu trúc sắp xếp, và lực liên kết giữa các nguyên tử đó.[1] Chất rắn không chảy được như chất lỏng để có hình dạng như vật chứa của nó, cũng không nở ra để lấp đầy toàn bộ thể tích sẵn có như chất khí. Chất rắn không thể bị nén với áp suất nhỏ trong khi chất khí có thể nén được với áp suất nhỏ bởi vì các phân tử trong chất khí được chuyển động tự do.
Chất rắn thường được chia thành ba dạng cơ bản — tinh thể, vô định hình, và giả tinh thể. Tinh thể có cấu trúc nguyên tử được sắp xếp trật tự đều đặn và có tính lặp lại tuần hoàn. Hầu hết tết cả các kim loại và các khoáng chất như muối ăn (natri chloride) đều có cấu trúc tinh thể. Chất rắn vô định hình là vật chất mà các nguyên tử và phân tử đều không được sắp xếp theo một mạng không gian nhất định. Thủy tinh, nhựa, và gel là những loại chất rắn vô định hình. Chất rắn giả tinh thể (hay còn được gọi tựa tinh thể, quasi-crystal) có những cấu trúc đối xứng mới được khám phá, trong đó sự lặp lại của các nguyên tử không được tuần hoàn ở mỗi đoạn nhất định. Cấu trúc tựa tinh thể thường gặp ở các hợp kim của nhôm khi kết hợp với các kim loại khác như sắt, cobalt, hoặc nickel.[1]
Ngành vật lý liên quan đến chất rắn được gọi là vật lý chất rắn, và là nhánh chính của vật lý vật chất ngưng tụ (bao gồm cả chất lỏng). Ngành khoa học vật liệu chủ yếu quan tâm đến các tính chất vật lý và hóa học của chất rắn. Ngành hóa học chất rắn đặc biệt quan tâm đến việc tổng hợp các vật liệu mới, cũng như khoa học xác định và thành phần hóa học.
Mục lục
- 1Cấu trúc vi mô
- 2Phân loại
- 2.1Kim loại
- 2.2Khoáng chất
- 2.3Gốm sứ
- 2.4Gốm thủy tinh
- 2.5Chất rắn hữu cơ
- 2.5.1Gỗ
- 2.5.2Polymer
- 2.6Vật liệu composite
- 2.7Chất bán dẫn
- 2.8Vật liệu nano
- 2.9Vật liệu sinh học
- 3Tính chất vật lý
- 3.1Tính chất cơ học
- 3.2Tính chất nhiệt
- 3.3Tính chất điện
- 3.3.1Tính chất cơ điện
- 3.4Tính chất quang học
- 3.4.1Quang–điện tử
- 4Xem thêm
- 5Tham khảo
- 6Liên kết ngoài
Cấu trúc vi mô[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình của các nguyên tử được sắp xếp chặt chẽ trong một tinh thể rắn.
Các nguyên tử, phân tử hoặc ion tạo nên chất rắn có thể được sắp xếp một cách tuần hoàn đều đặn hoặc không đều. Vật liệu có các thành phần được sắp xếp theo một mô hình đều đặn, tuần hoàn được gọi là tinh thể. Trong một số trường hợp, trật tự sắp xếp đều đặn có thể kéo dài liên tục, không bị gián đoạn trên quy mô lớn, ví dụ như kim cương, trong đó mỗi viên kim cương là một đơn tinh thể. Các vật thể rắn đủ lớn để có thể nhìn thấy và cầm nắm được hiếm khi được cấu tạo từ một đơn tinh thể, mà thay vào đó được làm từ một số lượng lớn các đơn tinh thể, được gọi là đa tinh thể.[2] Hầu hết tất cả các kim loại thông thường và vật liệu gốm là những đa tinh thể.
Một số vật liệu khác có cấu trúc nguyên tử không sắp xếp đều đặn trong một giới hạn dài của mạng không gian. Những vật chất này được gọi là chất rắn vô định hình; ví dụ bao gồm polystyrene[3], polycacbonat[4], và thủy tinh.[5][6]
Cấu trúc của chất rắn (tinh thể hay vô định hình) phụ thuộc vào bản chất của liên kết hóa học, quá trình cơ nhiệt,[7] và điều kiện hình thành chúng.[8][9] Quá trình làm lạnh nhanh nhằm giữ dung dịch rắn ở trạng thái vô định hình và ngăn cản việc tạo mầm tinh thể; kết quả tạo ra chất rắn vô định hình. Quá trình làm nguội chậm hay ủ nguội sẽ tạo ra cấu trúc tinh thể.[10][11]
Nhiều vật thể thông thường như nước đá hoặc một đồng xu có thành phần hóa học đồng nhất trong toàn bộ cấu trúc vật thể. Trong khi đó, một số vật liệu khác lại cấu thành từ nhiều chất khác nhau trong cấu trúc vật thể. Ví dụ, đá là một cấu trúc tổng hợp của nhiều loại chất khoáng và mineraloid khác nhau với thành phần hóa học khác nhau.[12] Các loại vật liệu xơ sợi thực vật như gỗ, tre... là những chất hữu cơ tự nhiên chủ yếu bao gồm các sợi xenlulo được nhúng trong một nền lignin hữu cơ.[13][14] Trong ngành khoa học vật liệu, vật liệu composite được tạo ra từ nhiều vật liệu khác nhau nhằm đạt được những đặc tính mong muốn.
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]
Sự khác nhau về liên kết giữa các nguyên tử trong cấu trúc sẽ tạo ra những loại chất rắn khác nhau.[15] Bốn loại liên kết nguyên tử thường gặp trong các tinh thể rắn: liên kết kim loại, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, và liên kết phân tử (lực van der Waals).[1] Ví dụ, tinh thể natri chloride (muối ăn thông thường) được tạo thành từ hai ion, natri và clo, được giữ với nhau bằng liên kết ion.[16] Trong liên kết kim loại, các electron hóa trị được di chuyển tự do giữa các nguyên tử kim loại,[17] giúp kim loại và hợp kim của chúng có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao.[1] Trong cấu trúc kim cương[18] hoặc silicon, các nguyên tử chia sẻ electron và hình thành liên kết cộng hóa trị.[19] Các tinh thể có liên kết cộng hóa trị có đặc tính cứng, một số loại có tính giòn.[1] Lực Van der Waals, hình thành do sự dao động lưỡng cực của điện tích,[20][21] là lực liên kết yếu, trong phạm vi gần (dưới 1 nanomet), giúp liên kết các tinh thể dạng tấm trong cấu trúc graphit hoặc các tấm silicat trong cấu trúc khoáng pyrophyllite.[22] Do lực van der Waals là lực liên kết yếu, nên tinh thể có lực van der Waals sẽ có độ cứng thấp,[22] nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.[23] Loại liên kết khác nhau sẽ làm cho tính chất của các loại chất rắn khác nhau.
Kim loại[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Kim loại
Đỉnh tháp của Tòa nhà Chrysler ở New York – tòa nhà xây dựng bằng gạch kết cấu thép cao nhất thế giới – được ốp bằng thép không gỉ.
Các kim loại thường là chất dẫn điện mạnh và dẫn nhiệt tốt.[24][25] Phần lớn các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nằm bên trái đường chéo vẽ từ bo đến poloni, là kim loại. Hỗn hợp của hai hoặc nhiều nguyên tố trong đó thành phần chính là kim loại được gọi là hợp kim.
Con người đã sử dụng kim loại, như đồng[26], bạc[27], hoặc chì[28], cho nhiều mục đích khác nhau từ thời tiền sử. Độ bền và độ tin cậy của kim loại đã dẫn đến việc chúng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các tòa nhà và các cấu trúc khác, cũng như trong hầu hết các phương tiện giao thông, nhiều thiết bị và dụng cụ, đường ống, biển báo đường bộ và đường sắt. Sắt và nhôm là hai kim loại kết cấu được sử dụng phổ biến nhất. Đồng thời, chúng cũng là những kim loại phong phú nhất trong vỏ Trái Đất.[29] Sắt được sử dụng phổ biến nhất ở dạng hợp kim là thép. Do chứa tới 2,1% cacbon, nên thép cứng hơn nhiều so với sắt nguyên chất.
Vì kim loại là chất dẫn điện tốt, nên chúng có giá trị ứng dụng cao trong các thiết bị điện và để truyền tải điện đi xa với năng lượng hao phí thấp. Do đó, hệ thống lưới điện sử dụng cáp kim loại để phân phối điện. Ví dụ, hệ thống điện gia đình sử dụng dây điện bằng đồng vì đặc tính dẫn điện tốt và dễ gia công. Nhờ có tính dẫn nhiệt cao, kim loại được ứng dụng để sản xuất dụng cụ nấu nướng.
Việc nghiên cứu các nguyên tố kim loại và hợp kim của chúng chiếm một phần đáng kể trong các lĩnh vực hóa học chất rắn, vật lý, khoa học vật liệu và kỹ thuật.
Các ion kim loại, mang điện tích dương, được liên kết với nhau bằng tập hợp mật độ cao của những electron tự do; lực liên kết này được gọi là liên kết kim loại.[30] Trong cấu trúc kim loại, các nguyên tử dễ dàng mất electron ngoài cùng (electron hóa trị), tạo thành ion dương. Các electron tự do di chuyển trên toàn bộ mạng không gian của chất rắn. Các ion kim loại được liên kết với nhau bằng tương tác tĩnh điện giữa các ion và đám mây electron.[31][32] Nhờ vào số lượng lớn các electron tự do trong cấu trúc, nên kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Các electron tự do cũng ngăn cản ánh sáng khả kiến, làm cho kim loại sáng bóng, phản chiếu ánh sáng, và rực rỡ.[33]
Những mô hình hiện đại mô tả tính chất kim loại ghi nhận tác động của ion dương (ở trung tâm nguyên tử) lên electron tự do. Do hầu hết các kim loại đều có cấu trúc tinh thể, nên những ion này thường được sắp xếp thành mạng không gian lặp lại tuần hoàn. Về mặt toán học, điện thế của những ion dương trung tâm này có thể tính được bằng các mô hình toán học khác nhau, đơn giản nhất là mô hình electron gần như tự do.
Khoáng chất[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Khoáng chất
Một bộ sưu tập các khoáng chất khác nhau.
Khoáng chất là chất rắn có trong tự nhiên được hình thành thông qua các quá trình địa chất khác nhau[34] dưới áp suất cao. Khoáng chất có thành phần cấu tạo đa dạng, từ các nguyên tố và muối đơn giản đến các hợp chất silicat rất phức tạp với hàng ngàn dạng hình thể. Ngược lại, một mẫu đá là một tập hợp ngẫu nhiên của các khoáng chất và/hoặc mineraloid, và không có thành phần hóa học cụ thể. Phần lớn các loại đá trong vỏ Trái Đất có chứa thạch anh (tinh thể SiO2), felspat, mica, clorit, cao lanh, calcit, créatinine, olivin, augit, hornblend, magnetit, hematit, limonit và một số khoáng chất khác. Một số khoáng chất như thạch anh, mica hoặc fenspat phổ biến, trong khi những khoáng chất khác...

a, Vật lí học: Nhiệt kế bằng thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.
b, Hóa học: Dùng bình cứu hỏa bột hóa hoc để chữa cháy.
c, Sinh học: Con gà đẻ trứng, quả trứng nở thành gà con.
d, Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết hàng ngày.
e, Thiên văn học: dùng kính thiên văn chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
2.Vật nào sau đây gọi là vật ko sống
a) Than củi b)Con ong c)Vi khuẩn d)Cây cam
Trả lời :
a) Than củi

Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của nhiên liệu?
A. Nhẹ hơn nước B. Là chất khí C. khi cháy không tỏa nhiệt D. Là chất rắn
Quặng hematite dùng để sản xuất:
A. Gang, thép B. Nhôm C. Đồng D. Bạc
Sản phẩm nào dưới đây chứa nhiều vitamin và khoáng chất?
A. Gạo B.trứng C. dầu ăn D. Rau,củ, quả
Chế độ ăn uống hợp lí để đảm bảo sự phát triển tốt của cơ thể, phòng tránh bệnh tật là:
A. Ăn đa dạng, bảo đảm đủ các nhóm chất( bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất)
B. Ăn nhiều chất đạm không ăn rau củ quả
C. Ăn nhiều chất bột đường và chất béo
D. Ăn nhiều chất bột đường, chất đạm và chất béo
Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?
A. Nước ngọt B.nước đường C. đồng D. sữa
Nước cam là:
A. Hỗn hợp đồng nhất
B. Chất tinh khiết
C. Không phải là hỗn hợp
D. Hỗn hợp không đồng nhất

1)
Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
2) Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

-Vật sống sau khi trao đổi chất thì nó sẽ lớn lên và bắt đầu quá trình sinh sản.
-Vật khôg sống sau khi trao đổi chất thì nó sẽ không còn tác dụng.
Hạt thóc
Cây mạ
Cây lúa
Cây nến bắt đầu cháy
Cây nến đang cháy
Cây nến cháy hết thành sáp

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng
sinh vật là một cơ thể sống