K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

  Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các đòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện,... Nước thật quý giá!

(Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, Hà Nội, 2017, tr. 28)

Câu 1: Vấn đề chính được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 2: Tại sao nước lại được ví với “một nhà du hành vĩ đại”?

Câu 3: Em hiểu thế nào về nội dung của câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta.”?

Câu 4: Trong vòng tuần hoàn của mình, nước đã từng tồn tại ở những dạng/ thể nào? Hãy nêu suy luận của em về tầm quan trọng của băng tồn tại trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực (Bắc Cực và Nam Cực).

Câu 5: Nước có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống?

 Câu 6: “Nước thật quý giá!" - câu kết của đoạn trích có thể gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Câu 7: Câu nào có thể được xem là câu chủ đề của đoạn trích?

Câu 8: Nêu nhận xét về cách triển khai vấn đề của đoạn trích (chú ý sự phát triển tiếp nối giữa 3 câu đầu và 4 câu sau).
 
 

ĐỀ SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Chúng ta hãy bắt đầu từ một cành bất kì của cây sự sống này. Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính. Cách đây khoảng 500 triệu năm, tổ tiên của tôi là một con cá. Trở lại thời gian 1 tỉ rưỡi năm: tổ tiên của tôi là một vi khuẩn. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều là hậu duệ của cùng một và chỉ một sinh vật, một tế bào nguyên thuỷ cách đây khoảng 3,8 tỉ năm. Sự sỗng đã nảy nở trong một quá khứ rất xa xôi từ một và chỉ một sự kiện. Từ một tổ tiên chung, ở gốc của cây sự sống, nó đã đa dạng hoá theo thời gian bằng các phân nhánh liên tiếp với sự xuất hiện của những loài mới. Thân cây sự sống đã lớn lên theo chiều dọc, nhưng các cành, nhánh cũng ra đời để tạo cho nó một sự phát triển theo bề ngang. Nếu một số loài phát triển và sinh sôi nảy nở, thì nhiều loài khác, như chim cu lười hoặc khủng long, đã không còn sống sót. Hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng. Chúng là các cành thấp của cây sự sống, và đã bị cắt cụt.

(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, NXB Tri thức, Hà Nội, 2015, tr. 600)

Câu 1: Trong đoạn trích, cụm từ nào được dùng lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất? Vì sao nó lại được dùng như vậy?

Câu 2: Tác giả muốn nói điều gì trong câu “Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính.”?

Câu 3: Từng con số 3,8 tỉ năm, 1 tỉ rưỡi năm, 500 triệu năm cho biết điều gì về sự phát triển của sự sống trên Trái Đất?

Câu 4: Phân tích điều tác giả muốn nhấn mạnh khi dùng các từ tổ tiên, hậu duệ trong các câu 3, 4, 5 của đoạn trích.

Câu 5: Tác giả đã giải thích như thế nào về việc hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng?

Câu 6: Hãy đánh giá sức hấp dẫn trong cách trình bày các thông tin khoa học của tác giả được thể hiện qua đoạn trích.

Câu 7: Chỉ ra mối quan hệ giữa câu thứ 2 với toàn bộ các câu 3, 4, 5, 6 trong đoạn trích.

Câu 8: Theo cảm nhận của em, những từ nào có “tuổi đời” trẻ hơn cả trong số các từ mượn được sử dụng trong đoạn trích? Vì sao em có cảm nhận như vậy?

2
2 tháng 7

Đề 2:

Câu 1: Trong đoạn trích, cụm từ nào được dùng lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất? Vì sao nó lại được dùng như vậy?

`-` Cụm từ được lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất là "cây sự sống"

`-`Lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự sống,sự phát triễn của thực vật trên trái đất và giúp ta hình dung được sự sống to lớn đó

Câu 2: Tác giả muốn nói điều gì trong câu “Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính.”?

`-` Tác giả muốn nói:" mọi sinh vật hiện nay dù có vẻ khác biệt nhau nhưng lại đều có chung điểm gốc,chung một tổ tiên,mọi nguồn sống ấy đều kết nối với nhau về một gốc chung,có nghĩa là thân cây chính".

Câu 3: Từng con số 3,8 tỉ năm, 1 tỉ rưỡi năm, 500 triệu năm cho biết điều gì về sự phát triển của sự sống trên Trái Đất?

`-` Từng con số ấy gợi lên cho ta biết sau hàng ngàn hàng triệu năm thì sự phát triễn dồi dào của trái đất phải trải qua một khoảng thời gian khá lâu,từ một hành tinh đầy nước dần dần sang hàng tỉ năm trở nên màu mỡ

Câu 4: Phân tích điều tác giả muốn nhấn mạnh khi dùng các từ tổ tiên, hậu duệ trong các câu 3, 4, 5 của đoạn trích.

`-`Tác giả muốn nhấn mạnh mối quan hệ liên tục và gắn kết giữa các loài sinh vật qua các thế hệ khi dùng các từ "tổ tiên,hậu duệ",những từ này làm rõ rằng sự sống không ngừng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp tuy vậy nhưng chúng lại luôn có một mối liên kết chung và chung 1 tổ tiên

Câu 5: Tác giả đã giải thích như thế nào về việc hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng?

`-`Tác giả giải thích rằng hơn 99% số loài đã từng xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng bằng cách : "như các cành thấp của cây sự sống đã bị cắt cụt". Điều này chứng tỏ rằng dù sự phát triễn có lớn tới đou đa dạng tới đâu,nhưng nó cũng kh thể tồn tại mãi mãi được

Câu 6: Hãy đánh giá sức hấp dẫn trong cách trình bày các thông tin khoa học của tác giả được thể hiện qua đoạn trích.

`-` Tác giả trình bày các thông tin khoa học một cách hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh cây sự sống để biểu diễn cho quá trình tiến hóa của các loài sinh vật. Cách dùng ngôn ngữ hình tượng,  thời gian cụ thể và việc nhấn mạnh mối quan hệ giữa các loài sinh vật giúp cho ta thấy được thông tin trở nên dễ hiểu và thu hút người đọc.

Câu 7: Chỉ ra mối quan hệ giữa câu thứ 2 với toàn bộ các câu 3, 4, 5, 6 trong đoạn trích.

`-` Câu thứ 2 :“Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính.”Nó dẫn dắt người đọc vào một khung hình với sự sống và mối liên kết giữa các loài sinh vật. Các câu 3, 4, 5, 6 tiếp tục giải thích chi tiết hơn về nguồn gốc chung của các loài, sự tiến hóa của chúng, và sự tuyệt chủng của nhiều loài khác từ đó làm rõ ý nghĩa của câu 2

Câu 8: Theo cảm nhận của em, những từ nào có “tuổi đời” trẻ hơn cả trong số các từ mượn được sử dụng trong đoạn trích? Vì sao em có cảm nhận như vậy?

`-` Trong đoạn trích, các từ như "phát triển", "đa dạng hóa" có vẻ như có “tuổi đời” trẻ hơn.

`-`Vì nhưunxg cảm nhận này có thể xuất phát từ các nền văn minh,khoa học hiện đại đã phát triễn mạnh mẽ trong thời gian gần đây

2 tháng 7

Đề 1: 

1. 

- Vấn đề chính của đoạn văn là về vai trò và quan trọng của nước đối với sự sống trên trái đất, cũng như sự tuần hoàn và sự đa dạng.

2. 

- Nước được ví với “một nhà du hành vĩ đại” bởi vì nó liên tục thay đổi hình dạng và đi qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình tuần hoàn: từ thể lỏng (biển), thể khí (hơi nước trong không khí), đến thể rắn (băng trên núi). Sự linh hoạt này của nước giống như một cuộc phiêu lưu không ngừng, khám phá và tái sinh.

3. 

- Câu này nhấn mạnh vai trò cơ bản của nước trong sự sống của mọi sinh vật. Nước là thành phần quan trọng trong các phản ứng sinh học và cấu trúc của tế bào, cũng như trong các quá trình sống hóa của thực vật và động vật.

4. 

- Nước trong vòng tuần hoàn của mình đã tồn tại dưới các dạng: thể lỏng (biển, sông), thể khí (hơi nước), và thể rắn (băng trên núi, ở các đầu địa cực).

- Băng trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực rất quan trọng vì nó là nơi lưu giữ một lượng lớn nước dưới dạng băng. Khi băng tan ra, nước sẽ chảy xuống dưới dạng sông, cung cấp nước ngọt cho các khu vực dưới đồng bằng, đồng thời giúp duy trì sự ổn định của các môi trường sống.

5. 

- Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật. Nó không chỉ làm nước uống mà còn cần thiết cho quá trình sinh tồn, sản xuất thực phẩm và năng lượng.

6. 

- Câu này gợi lên ý nghĩa của việc bảo vệ và tận dụng tối đa nguồn nước, vì nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững.

7. 

- Câu chủ đề của đoạn văn là vai trò và quan trọng của nước đối với sự sống.

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là

tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”

(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!

Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn

0
Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen(2)ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngàyBÀI LÀM Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc...
Đọc tiếp

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen

(2)
ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
BÀI LÀM
Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc hành trình này.
Sách vở là những bạn sẽ mang lại cho ta muôn vàn kiến thức và những điều bổ ích của cuộc sống. Trong mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho ta những điều bổ ích, những kĩ năng sống quý giá để ta ra đời, những bài học quý để rút kinh nghiệm cho những lần tới. Những quyển sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ mang đến cho ta những điều mới mẻ, phong phú của các loài vật trong tự nhiên. Biết được những phong tục, cách sống sống của các dân tộc vùng miền đất nước khác nhau. Có ứng ụng những bài học đó vào đời thật. Sách tham khảo là những quyển sách giúp ra nâng cao hiểu biết. Dùng tham khảo để viết nên những bài thơ, bài văn của riêng mình. Sau những ngày học căng thẳng, chúng ta hãy tìm đến những cuốn truyện tranh đầy màu sắc, thích hợp với lứa tuổi của mình. Những cuốn truyện đó còn làm cho tâm hồn ta thêm phong phú, có ý nghĩa giáo dục giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách con người.
Những quyển vở cũng không thể thiếu được trong cuộc hành trình này. Không chỉ sách có ích mà mỗi quyển vở cũng có ích đối với chúng ta. Vở giúp ta ghi chép, lưu lại những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, làm ngắn gọn các ý trong sách mà ta vẫn dễ hiểu được nội dung và ý chính. Những cuốn vở còn là những phương tiện để ta bộc lộ những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc khi ta làm bài. Sách vở tuy chỉ là sự vật nhưng nó là nền tảng của một kho tàng kiến thức, là nơi dẫn bước đầu cho các bạn trẻ vươn xa bay cao với những ước mơ của mình.
Em rất thích quyển sách "Bí mật cơ thể người". Đó là một loại sách khoa học rất tốt cho các bạn học sinh như chúng em. Đây là quyển sách mà ba đã tặng cho em nhân ngày sinh nhật năm lớp bốn. Trong đó có nhiều điều mới mẻ, các loại bệnh phòng ngừa, các cách ăn uống đúng liều lượng, đúng chất, nói về các tế bào và cơ quan dễ tổn thương, các Phương pháp trị bệnh dễ dàng, an toàn...rất tốt cho con người chúng ta. Quyển sách này tuy không có hình ảnh cụ thể nhưng từ ngữ, phương pháp dùng từ của tác giả gửi đến người đọc rất dễ hiểu. Tuy đã ba năm rồi em vẫn giữ gìn nó rất cẩn thận vì em cảm nhận được đó là quyển sách quý giá nhất mà em từng nhận được.
Em mong trong tương lai sẽ có nhiều quyển sách có ích được sản xuất để các bạn trẻ có thể đọc được. Hầu có thể giúp chúng được đắm mình trong muôn vàn kiến thức mới mẻ của xã hội và vận dụng để giúp ích cho đời. Xây dựng nên một tương lai rộng lớn, sáng lạng và một đất nước vững mạnh.
Đặt tay trên mỗi trang sách, trang vở ta có thể thấy được một tương lai kì diệu, mới mẻ ở phía trước. Chỉ là một quyển sách vô tâm hồn nhưng vô vàn kiến thức và đã đưa biết bao thiên tài lên đỉnh cao của sự thành công, của trí thức. Đối với em một quyển sách dù ngoại hình không được đẹp, dù loại giấy không được tốt nhưng nó đã viết lên những tương lai đẹp hơn bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải nâng niu, nhẹ nhàng với những người bạn đồng hành quý giá này.

4
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

1
13 tháng 2 2020

Câu 1: 

a. Để thỏa mãn ... trí tuệ - bổ sung ý nghĩa về mục đích, tác dụng

b. Mùa thu - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c. Dưới cầu, bên cầu - - bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn.

d.  Hồi nhỏ, hồi chiến tranh - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

e. Vì chuôm, vì chàng - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

g. Trưa, chiều - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

i. Tảng sáng - bổ sung ý nghĩa về thời gian

Ven rừng - bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm

k. Đánh xoảng một cái - bổ sung ý nghĩa về tính chất.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0