Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…
Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.
Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.
binh hoa bi vo
Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
k mk nhé
Em còn nhớ, vào 30 Tết vừa rồi, cả gia đình em dọn dẹp và trang trí nhà cửa để đón Tết. Em được mẹ phân công dọn và lau chùi đồ đạc ở phòng khách. Em vừa lau vừa hát theo tiếng nhạc trên ti vi. Bỗng dưng có tiếng" Choang", em nhìn lại thấy cái bình thủy tinh đã bị vỡ vì em không chú ý. Em sợ hãi vì cái bình ấy là cái bình mà bố quý nhất, được cụ nội để lại. Bỗng có tiếng bố vọng xuống:" Gì thế con, lại làm vỡ cái gì à?" Em mới lắp bắp bảo:" Dạ.....dạ......con.....con làm vỡ cái bát thôi bố ạ! Con dọn ngay là xong mà." Bố em mới bảo:" Cẩn thận đấy kẻo lại đánh vỡ cái bình quý của bố đấy!" Em đáp lại: " Vâng ạ!". Em sợ không biết bố có mắng mình không đây? Đến mồng 1, mồng 2 bố vẫn không thấy bảo gì em, em thầm nghĩ chắc bố không để ý nên không biết mik đánh vỡ chiếc bình. Nỗi dằn vặt trong lòng em cứ thế trôi qua 1 tuần. Một buổi tối, em mới nói với bố: " Bố"
- Gì con?- Bố hỏi?
- Cái bình...... cái bình.....
- Cái bình làm sao?
- Con....con làm vỡ cái bình quý rồi bố ạ! Con xin lỗi bố, vì con nói dối bố.
- Không sao đâu, hôm đấy bố đã biết và định mắng con nhưng mẹ ngăn lại bảo xem con có tự nhận lỗi hay không. Con làm sai biết nhận lỗi là tốt, lần sau làm gì phải cẩn thận, mà đặc biệt là phải biết nhận lỗi khi mik sai.
- Vâng, con cảm ơn bố, con hứa sẽ nhận lỗi khi mik làm sai và không nói dối ai nữa.
a) Mở bài: — Thuở nhỏ, ai cũng có những lần bất cẩn mà làm rơi vỡ đồ đạc, đó có thể là những vật bình thường nhưng cũng có thể là những vật rất quý giá; — Em cũng đã có một lần làm vỡ lọ hoa rất đẹp của mẹ
b) Thân bài: (1) Giới thiệu về lọ hoa: — Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ / thủy tinh quý / pha lê... — Lọ hoa là kỉ vật quý giá / quà tặng yêu thích của mẹ..., được mẹ... nâng niu gìn giữ từ lâu. — Ai cũng biết mẹ... rất yêu quý lọ hoa nên mọi người đều hết sức cẩn thận với lọ hoa ấy. (2) Tình huống em làm vỡ lọ hoa: lỡ làm rơi / không tập trung vào việc lau rửa lọ mà đánh vỡ / bất cẩn ham chơi nên làm rơi vỡ... (3) Thái độ của mọi người trước sự việc lọ hoa bị vỡ: — mẹ sững sờ, buồn bã, lượm nhặt những mảnh vỡ. — Em đã nói dối để được nhẹ tội. — Cả nhà lặng lẽ, bà không dùng bữa trưa / mẹ buồn... — Em dằn vặt, đau khổ vì lời nói dối của mình. ( 4) Việc sửa chữa sai lầm của em: — Em đến gặp mẹ, thú thật mọi chuyện và xin mẹ tha lỗi. — mẹ khen em đã biết nhận lỗi là rất ngoan. c) Kết bài: — Em thấy thanh thản khi nói ra được lời thú lỗi của mình. — Càng nghĩ về chiếc lọ và nhất là qua sự việc trên, em càng thấm thìa hơn về tình cảm gia đình.Gợi ý
Khởi đầu: Lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động. Ví dụ:
+ Em ngồi thẫn thờ trước một loj hoa đẹp đã vỡ tan..chỉ vì một chút vội vàng mà em phải trả giá…
+ Thế là cái lọ hoa bố em thích nhất đã bị vỡ…
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết.
VD: + Lọ hoa vỡ thành từng mãnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc bị vỡ vụn…
+ Em ngồi ngắm nghía, mân mê…
+ Thudọn các mãnh vỡ…
+ Bố mẹ, anh, chị, em về chứng kiến.
Kết thúc: Suy nghĩ cảm xúc bản thân, tình cảm người thân. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ dùng trong khi viết đoạn văn:
VD: - Miêu tả hình dáng, màu sắc, chất liệu... vẻ đẹp của lọ hoa.
- Biểu cảm: Suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng, sự nuối tiếc, ân hận.
Hôm nay ngày 30 Tết, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, trang trí phòng khách chuẩn bị đón Tết. Không may đang mải lau bàn em huỵch tay vào bình hoa mẹ vừa mới cắm. Chiếc bình hoa rơi xuống đất vỡ tan tành. Đó là chiếc bình hoa màu xanh ngọc, cắm những bông hoa hồng xanh mà mẹ em thích nhất. Em vô cùng lo lắng và sợ hãi, một cảm giác lo lắng bất an rộn lên trong lòng. Dưới sàn bây giờ là những mảnh vụn, nước tràn lênh láng, những bông hoa chồng lên nhau. Em nhanh chóng dọn dẹp thật nhanh rồi tìm cách xin lỗi mẹ. Trái với những lo lắng của em, khi biết chuyện mẹ chỉ dặn em lần sau cẩn thận hơn, và dọn dẹp những mảnh vụn thật kĩ để không bị dẫm lên. Em thầm cảm ơn sự tha thứ của mẹ, và tự hứa từ nay bản thân sẽ chú ý hơn, không hậu đậu làm vỡ đồ đạc nữa.
#Châu's ngốc
Tham khảo:
Nhà tôi có 1 lọ hoa rất đẹp. Lọ hoa ấy là do bố tôi tặng mẹ nhân ngày 8/3. Hôm đó, tôi ở nhà 1 mk, buồn quá tôi liền đem nó ra xem và định ngắt hoa trong vườn để cắm vào đó. Phải công nhận là lọ hoa đẹp thật! Nó được làm bằng sứ màu cẩm thạch. Trên thân lọ có những hoa văn được in nổi. Loay hoay thế nào, tôi trượt tay đánh rơi xuống nền nhà. Choang! 1 tiếng động rất lớn. Thế là lọ hoa vỡ tan tành. Tôi luống cuống ko biết phải làm gì bây giờ. Giá mà tôi cẩn thận hơn thì đâu xảy ra cơ sự này. Tôi cảm thấy lo sợ, ko biết tôi sẽ giải thích như thế nào để mẹ hiểu đây? Và liệu mẹ có tha thứ cho tôi ko nhỉ? Lúc đó hàng ngàn câu hỏi hiện lên đầu tôi thì lúc đó mẹ về. Thấy những mảnh vỡ trên sàn nhà nhưng mẹ vẫn ko nói gì? Mẹ gọi tôi lại và bảo tôi ko cần giải thích gì hết. Sau đó 2 mẹ con cùng nhau thu dọn. Chuyện là như vậy đấy. Sau lần đó tôi đã rút ra được bài học là lần sau phải cẩn thận hơn trong mọi việc
GỢI Ý
Xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– Bước 1: Sự việc chính do sơ ý làm vỡ lọ hoa.
– Bước 2: Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất
– Bước 3: Xác định thứ tự kể:
+ Lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào (thời gian, địa điểm)
+ Lọ hoa vỡ như thế nào
+ Mảnh vỡ được dọn ra sao
– Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết
+ Hình dáng lọ hoa chưa vỡ
+ Hình dáng lọ hoa khi đã vỡ
+ Ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
– Bước 5: Viết thành đoạn văn theo những gợi ý ở trên
Tham khảo:
Nhà tôi có 1 lọ hoa rất đẹp. Lọ hoa ấy là do bố tôi tặng mẹ nhân ngày 8/3. Hôm đó, tôi ở nhà 1 mk, buồn quá tôi liền đem nó ra xem và định ngắt hoa trong vườn để cắm vào đó. Phải công nhận là lọ hoa đẹp thật! Nó được làm bằng sứ màu cẩm thạch. Trên thân lọ có những hoa văn được in nổi. Loay hoay thế nào, tôi trượt tay đánh rơi xuống nền nhà. Choang! 1 tiếng động rất lớn. Thế là lọ hoa vỡ tan tành. Tôi luống cuống ko biết phải làm gì bây giờ. Giá mà tôi cẩn thận hơn thì đâu xảy ra cơ sự này. Tôi cảm thấy lo sợ, ko biết tôi sẽ giải thích như thế nào để mẹ hiểu đây? Và liệu mẹ có tha thứ cho tôi ko nhỉ? Lúc đó hàng ngàn câu hỏi hiện lên đầu tôi thì lúc đó mẹ về. Thấy những mảnh vỡ trên sàn nhà nhưng mẹ vẫn ko nói gì? Mẹ gọi tôi lại và bảo tôi ko cần giải thích gì hết. Sau đó 2 mẹ con cùng nhau thu dọn. Chuyện là như vậy đấy. Sau lần đó tôi đã rút ra được bài học là lần sau phải cẩn thận hơn trong mọi việc
Xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- B1: Sự việc chính do sơ ý làm vỡ lọ hoa.
- B2: Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất
- B3: Xác định thứ tự kể:
+ Lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào (thời gian, địa điểm)
+ Lọ hoa vỡ như thế nào
+ Mảnh vỡ được dọn ra sao
- B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết
+ Hình dáng lọ hoa chưa vỡ
+ Hình dáng lọ hoa khi đã vỡ
+ Ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
- B5: Viết thành đoạn văn theo những gợi ý ở trên