K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn: đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên Vương triều hồi giáo Mô-gôn.

  
16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn: đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên Vương triều hồi giáo Mô-gôn.

4 tháng 2 2023

 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn:

Thời gian

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Thành tựu văn hóa

Đầu thế kỉ XVI

- Đầu thế kỉ XVI: vương triều Hồi giáo Mô-gôn được lập nên

- Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị

- Nông nghiệp đa dạng. 

- Kinh tế hàng hóa phát triển

Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. 

- Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa)

- Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại

- Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han

- Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, …

 
4 tháng 2 2023

Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

Thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc. 

Văn học

Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasi Das)

Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại

Xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách.

Nghệ thuật

- Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han

- Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, …

20 tháng 9 2023

- Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

- Chính trị:

+ Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh

+ Xây dựng luật pháp nghiêm minh

- Kinh tế:

+ Đo đạc lại ruộng đất

+ Thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ

- Xã hội:

+ Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn

+ Bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Thực hiện hòa hợp tôn giáo

- Văn hóa:

+ Văn hào, thi ca phát triển mạnh, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ tun-xi Đa-xơ

+ Hoàng đế A-cơ-ba cho chép lại bộ sử thi thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách

+ Nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội họa

4 tháng 2 2023

- Thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn, vì:

+ Vua A-cơ-ba đã thực hiện hàng loạt các cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Những chính sách cải cách đó đã đưa đến nhiều tác động tích cực, như: ổn định đời sống chính trị - xã hội; thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - văn hóa.

4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: 

+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba. 

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế: 

+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…

+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.

 

+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.

+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.

- Xã hội:

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

* Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

- Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

- Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

- Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại quân xâm lược Tống.

- Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn.

- Chiến công của ông được sử sách lưu mãi muôn đời.

19 tháng 9 2023

* Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

- Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

- Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

- Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 

- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại quân xâm lược Tống. 

- Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn. 

- Chiến công của ông được sử sách lưu mãi muôn đời.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 - 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).

+ Nhà Tống (960 - 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).

+ Nhà Minh (1368 - 1644).

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

4 tháng 2 2023

* Hoàn cảnh Đinh Bộ lĩnh thống nhất đất nước:

- Nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân”

- Các tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.

* Công cuộc thống nhất của Đinh Bộ Lĩnh:

- Trong hoàn cảnh đó, ở Hoa Lư xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh

- Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ tôn là Vạn Thắng Vương (đánh đâu thắng đó).

- Trong 2 năm 966 - 976, ông đã sử dụng sức mạnh quân sự, kết hợp với biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình

4 tháng 2 2023

Giai đoạn trước năm 1353:

- Từ xa xưa, người Lào Thơng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng Chum.

- Từ thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, họ được gọi là người lào Lùm.

 Giai đoạn từ 1353 đến thế kỉ XVIII

- Năm 1353, một tộc trưởng tên Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Vương quốc Lan Xang phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI-XVII.