K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2016

a + các nguyên âm ( còn lại khác e ; u ; o ; a ; i )

an + các phụ âm ( e ; u ; o ; a ; i )

9 tháng 6 2016

Dùng an khi chữ cái đầu tiên là một trong các nguyên âm: a,e,i,o,u.

VD : an elephant, an apple,...

Dùng a khi chữ cái đầu tiên là các phụ âm còn lại: m,b,n,...

VD : a cat, a pen,...

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 12 2021

tham khảo:

https://langmaster.edu.vn/quy-tac-danh-dau-trong-am-co-ban-a72i995.html

17 tháng 12 2021

j vậy

15 tháng 4 2016

-để xác định được thì bạn phải đọc được mấy từ đó

-bạn phải biết quy tắc đánh dấu trọng âm

-bạn phải biết đọc chuẩn các từ có phần gạch chân, hoặc học phần quy tắc xác định từ khác cách đọc vs các từ kia, hoặc học phần phiên âm ra tiếng la-tinh

21 tháng 4 2016

cách phân biệt 1, 2 âm tiết ta cần đọc neu co 1 tieng thi la mot am tiet neu 2 tieng thi la 2 am tiet

ban nen xem cac bai giang ve nhan trong am tren youtube ban se hieu ro hon

ban can phat am va doc cho chuan thi se lam duoc

8 tháng 11 2023

Khó à nha tiếng anh đã đúng ko

8 tháng 11 2023

I này là khi đọc tiếng Anh đọc ngắn còn í: này là  đọc dài

16 tháng 9 2021

Hình như là At night có phải là dấu hiệu nhận biết

Là dấu hiệu nhận biết của thì :Hiện tại đơn

(%sai và %đúng=50%

28 tháng 9 2021

 CÁCH LÀM BÀI TRỌNG ÂM

Với bài tập trọng âm, chúng ta có bộ quy tắc đánh dầu trọng âm khá dài, nhưng có 6 quy tắc cơ bản đặc biệt hữu ích cần “bỏ túi” như sau:

  • Quy tắc số 1: Danh từ có đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity,… trọng âm rơi vào ngay trước đuôi này.
  • Quy tắc số 2: Đa số tính từ và danh từ 2 âm tiết trọng âm rơi thứ 1, động từ 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
  • Quy tắc số 3: Từ có 3 âm tiết kết thúc – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al,…  trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
  • Quy tắc số 4: Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain, -ental … thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
  • Quy tắc số 5: Các hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less, không ảnh hưởng trọng âm.
  • Quy tắc số 6: Danh từ ghép trọng âm vào âm tiết thứ nhất, tính từ ghép trọng âm vào âm tiết thứ 2.

Tuy nhiên, vì đề chỉ có 2 câu trọng âm nên người ra đề thường có xu hướng cho 1 câu bất quy tắc. Sau đây là một số TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT cần lưu ý:

1. Đuôi –ee trọng âm thường rơi vào chính nó (VD: employ’ee, refu’gee, jubi’lee) trừ:

  • Committee /kəˈmɪt.i/ : hội đồng
  • Coffee /ˈkɒf.i/: cà phê

2. Đuôi –ure trọng âm thường rơi vào trước nó (VD: ‘future, ‘picture, manu’facture) trừ:

  • Agriculture /ˈæɡ.rɪ.kʌl.tʃər/: nông nghiệp
  • Acupuncture /ˈæk.jə.pʌŋk.tʃər/: châm cứu
  • Temperature /ˈtem.prə.tʃər/: nhiệt độ
  • Furniture  /ˈfɜː.nɪ.tʃər/: đồ đạc trong nhà
  • Mature /məˈtʃʊər/: trưởng thành
  • Manure /məˈnjʊər/: phân bón

3. Đuôi –ain trọng âm rơi vào chính nó (VD: enter’tain, main’tain, re’main) trừ:

  • Mountain /ˈmaʊn.tɪn/: ngọn núi 
  • Captain /ˈkæp.tɪn/: trưởng đoàn 

4. Đuôi –ment không nhận trọng âm (VD: ‘government, en’vironment, ‘comment) trừ:

  • Cemment /sɪˈment/

II. CÁCH LÀM BÀI NGỮ ÂM

1. QUY TẮC CHUNG

Với bài tập ngữ âm, sẽ khó khăn hơn chút vì không có nhiều quy tắc. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được quy tắc trọng âm của từ, có thể từ trọng âm chính và dễ dàng đoán được các nguyên âm phần còn lại được chuyển thành âm schwa /ə/

Ví dụ:

Từ Environment /ɪnˈvaɪ.rən.mənt/ có âm tiết thứ 2 nhận trọng âm => Suy ra: Các âm còn lại đọc là /ə/

2. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC

a, Hai cách đọc của –th

  • Âm /θ/ : think, thank, thick, thin, theater, …
  • Âm / /ð/: the, there, this, that, these, those, weather…

Lưu ý: các từ sau thay đổi về phiên âm khi chuyển từ loại 

bath /bɑːθ/ – sunbathe /ˈsʌn.beɪð/

breath /breθ/ – breathe /briːð/

cloth /klɒθ/ – clothes /kləʊðz/

b, Đuôi –gh

Thông thường ta không phát âm đuôi –gh (Plough, Although, Though, …) ngoại trừ các trường hợp sau các từ có đuôi –gh đọc là /f/ :

  • Cough /kɒf/: ho
  • Laugh /lɑːf/: cười lớn 
  • Tough /tʌf/: khó khăn
  • Rough /rʌf/: thô ráp
  • Enough  /ɪˈnʌf/: đủ 

….

c, Các âm câm khác :

  • “W” câm trước “r” (write, wrong, wright,..) và “h” (who, whom,…)
  • “H” câm: hour, honor, honest, heir, exhaust, ghost, vehicle, rhythm, rhino, và các wh-ques (what, when, while, which, where,…)
  • “B” câm khi sau “m” trước “t”: lamb, comb, limb, tomb, bomb, numb, thumb, plumber, doubt, debt, subtle…
  • “K” câm: thường là “kn” thì k câm: know, knife, knock, knight, knee, knit, knob, knot, knack, knowledge…
  • “T” câm: listen, often, fasten, soften, castle, whistle, bustle, Chrismas,…
  • “D” câm: handsome, handkerchief, Wednesday, sandwich /ˈsæn.wɪdʒ/, (chú ý từ sandwich này nha)

D, NGUYÊN ÂM –EA–

  • Đa số từ 1 âm tiết đọc là /i:/ Trừ: great /ɡreɪt/, ate /eɪt/,…

Ví dụ: mean /miːn/, meat /miːt/, seat /siːt/, cheat /tʃiːt/, feat /fiːt/,…

  • Từ 2 âm tiết trở lên và -ea- nhận trọng âm đọc là /e/

Ví dụ: feather /ˈfeðər/, leather /ˈleðər/, weather /ˈweðər/,…

e, Đuôi –ate

  • Đuôi –ate của danh từ và tính từ thường được đọc là /ət/

Ví dụ: Adequate /ˈæd.ə.kwət/

  • Đuôi –ate của động từ thường được đọc là /eɪt/

Ví dụ:

  • Congratulate /kənˈɡrætʃ.ə.leɪt/: chúc mừng
  •    Rotate /rəʊˈteɪt/: quay vòng
  •    Debate /dɪˈbeɪt/: tranh luận

f, Thông thường, chữ n đọc là /n/ tuy nhiên có những trường hợp chữ n được phát âm là /ŋ/

f1. khi từ có dạng –nk- , -nc- , -nq-

  • pinkness /ˈpɪŋknəs/: màu hồng
  • shrink /ʃrɪŋk/: co lại
  • sink /sɪŋk/: bồn rửa
  • think /θɪŋk/: suy nghĩ
  • twinkle /ˈtwɪŋkl/: lấp lánh
  • banquet /ˈbæŋkwɪt/: bữa tiệc
  • conquer/ˈkɑːŋkər/: chinh phục, xâm chiếm
  • anxious /ˈæŋkʃəs/: lo lắng

f2. Trong các từ:

  • Anxiety /æŋˈzaɪ.ə.ti/: lo lắng
  • Penguin /ˈpeŋɡwɪn/: chim cánh cụt
  • English /ˈɪŋɡlɪʃ/: tiếng Anh
  • Singer /ˈsɪŋər/: ca sĩ

3. CÁC ĐẶC BIỆT NHO NHỎ KHÁC:

  • House /haʊs/  => houses /haʊziz/ 
  • Horse /hɔːs/ => horses /hɔːsiz/
  • Đuôi –al cuối câu thường đọc là /əl/ trừ Canal /kə’næl/: kênh đào
  • Foot /fʊt/ – Food /fuːd/ <chân ngắn – ăn dài>
  • Brochure /ˈbrəʊʃər/
  • Canoe /kəˈnuː/
  • Chaos /ˈkeɪ.ɒs/
  • Choir /ˈkwaɪə(r)/
  • Colonel /ˈkɜːnl/
  • Image /imiʤ/
  • Pictureque /ˌpɪktʃərˈesk/
  • Queue /kjuː/
  • Rural /ˈrʊərəl/
  • Suite /swiːt/

4. QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI -ED

♥ /id/ khi phụ âm cuối là /t/ hay /d/

  • Ví dụ: wanted /ˈwɑːntɪd/, Added /ædid/, recommended /ˌrek.əˈmendid/, visited /ˈvɪz.ɪtid/, succeeded /səkˈsiːdid/,…

 ♥ /t/ khi phụ âm cuối là /s/, /ʃ/, /tʃ/,/k/, /f/,/p/

      

  • Ví dụ: Hoped /hoʊpt/, Fixed /fɪkst/, Washed /wɔːʃt/, Catched /kætʃt/, Asked  /æskt/,…

♥ /d/: trường hợp còn lại

  • Ví dụ: Cried /kraɪd/, Smiled /smaɪld/, Played /pleɪd/,…

Chú ý: PHÁT ÂM -ED ĐẶC BIỆT

  • naked (adj) “ed” đọc là /id/: không quần áo
  • wicked (adj) “ed” đọc là /id/: gian trá
  • beloved (adj) “ed” đọc là /id/: đáng yêu
  • sacred (adj) “ed” đọc là /id/: thiêng liêng
  • hatred (adj) “ed” đọc là /id/: lòng căm thù
  • wretched (adj) “ed” đọc là /id/: khốn khổ
  • rugged (adj) “ed” đọc là /id/: lởm chởm, ghồ ghề
  • ragged (adj) “ed” đọc là /id/: rách rưới, tả tơi
  • dogged (adj) “ed” đọc là /id/: gan lì
  • learned (adj) “ed” đọc là /id/
  • learned (v) “ed” đọc là /d/
  • blessed (adj) “ed” đọc là /id/: may mắn
  • blessed (v) “ed” đọc là /t/:ban phước lành
  • cursed (v) “ed” đọc là /t/: nguyền rủa
  • cursed (adj) “ed” đọc là /id/: đáng ghét
  • crabbed (adj) “ed” đọc là /id/: chữ nhỏ, khó đọc
  • crabbed (v) “ed” đọc là /d/: càu nhàu, gắt gỏng
  • crooked (adj) “ed” đọc là /id/: xoắn, quanh co
  • crooked (V) “ed” đọc là /t/: lừa đảo
  • used (adj) “ed” đọc là /t/: quen
  • used (v) “ed” đọc là /d/: sử dụng
  • aged (adj) “ed” đọc là /id/

2. QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI -ES

♥/ɪz/ với từ tận cùng /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/ (âm gió)

  • Ví dụ: Kisses /kɪsiz/, dozes /dəʊziz/, washes /wɒʃiz/, watches /wɒtʃiz/,…

♥/s/ với từ tận cùng /θ/, /f/, /k/, /p/, /t/ (âm không rung) (thời fong kiến phương tây)

  • Ví dụ: waits /weɪts/, laughes /lɑːfs/, books /bʊks/, jumps /dʒʌmps/,…

♥/z/ các trường hợp còn lại

  • Ví dụ: names /neɪmz/, friends /frendz/, families/ˈfæm.əl.iz/, affairs /əˈfeərz/,…
Chú ý: Để xác định cách đọc đuôi –ed, -es là dựa vào PHIÊN ÂM của phụ âm cuối, không phải mặt chữ. Trường hợp cần đặc biệt lưu ý là đuôi –se:
  • -se đọc là /z/ => Quá khứ thêm -d đọc là /d/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/
    • Ví dụ: Pleased /pliːzd/, Pauses /pɔːziz/,…
  • -se đọc là /s/ => Quá khứ thêm –d đọc là /t/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/
    • Ví dụ: Released /rɪˈliːst/, Converses /kənˈvɜːsiz/,…
28 tháng 9 2021

Có 3 Cách Phát Âm ED

  1. Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/.

  2. Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.

  3. Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại.

Có ba quy tắc phát âm đuôi s/es cần nhớ

Quy tắc 1: Phát âm là /s/ khi tận cùng từ bằng -p, -k, -t, -f.

Quy tắc 2: Phát âm là /iz/ khi tận cùng từ bằng -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce

Quy tắc 3: Phát âm là /z/ đối với những từ còn lại

Cách phát âm của: -s, -es, ‘s ở đuôi phát âm là /iz/

Quy tắc: Đọc -s,-es, ‘s ở đuôi thành /iz/ khi âm cuối của nó phát âm thành các âm sau (Tức là đuôi cuối từ vựng là các từ -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce )

8 tháng 9 2019

How old is Linh ?
Is she a nurse ?
How many erasers do you have ?
Is that a table ?
Who is Mr. Vien ?

8 tháng 9 2019

What is your name ?

What does she do ?

What is it ?

What are they ?

Who is it ?

24 tháng 5 2020

Câu 5

Đặc điểm chung 

a. Cơ quan sinh dưỡng

  • Cơ quan sinh dưỡng
    • Rễ: rễ cọc hoặc rễ chùm
    • Thân: gỗ, cỏ kích thước lớn, nhỏ hay trung bình, có mạch dẫn hoàn thiện
    • Lá: đơn, kép có gân song song, mạng

b. Cơ quan sinh sản

  • Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt
  • Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây Hạt kín
  • Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau
  • Môi trường sống đa dạng

=> Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

Câu 6

  • Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp
  • Khác nhau:
    • Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào
    • Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả

Câu 7 

 Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm

  • Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi
  • Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,…

Câu 8

  • Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.
  • Bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ - Họ  - Chi – Loài

 Loài

Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).

25 tháng 5 2020

Mik cảm ơn bn @Nguyễn Hải Nam nha ~ Mik k cho bn òi ó UwU

# Linh Nguyễn

19 tháng 7 2016

Có 3 cách phát âm đuôi -ed 
C1 : nếu động từ đó kết thúc bằng âm t hay d 
=> phát âm id 
Eg : I decided / id / to go out
C2 : nếu phát âm ra từ đó mà cổ họng rung ( thanh quản )
=> phát âm d
C3 : 
nếu phát âm ra từ đó mà cổ họng không rung ( thanh quản ) 
=> phát âm t
< GOOD LUCK >

 

19 tháng 7 2016

- Có 3 cách phát âm chính 
/t/: những từ có tận cùng : f , s , sh , ch , p , x , và những động từ có từ phát âm cuối là " s" 
Ví dụ: liked , stopped .... 

/id/: Những từ có tận cùng là : t, d 
Ví dụ: needed , wanted .... 

/d/: những trường hợp còn lại 
Ví dụ: lived , studied .

13 tháng 4 2016

với tính từ 1 âm tiết kết thúc bằng 1 phụ âm và trước nó là 1 nguyên âm

13 tháng 4 2016

 

Khi tính từ có tận cùng là một phụ âm mà trước đó là 1 nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm rồi thêm đuôi ''er'' hoặc''est''

VD:

hot =>hotter =>hottest

slim =>slimmer =>slimmest
 
thin =>thinner =>thinnest
...............
Chú ý:
Nguyên âm:U,E,O,A,I
Phụ âm:các âm còn lại