K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
2 tháng 7

Để lấy mật, bà đã chuẩn bị: nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật, mâm bột, bát vừng.

Để làm một cách như chiếc bánh pizza mình làm như sau: 1. Đầu tiên, mình chuẩn bị  hộp bột mì, gia vị và những đồ dùng đầu bếp. 2. Mình lấy 150 gam bột mì, 15 bột áo, 2 thìa mật ong, 3 thìa dầu oliu, 3 gam men nở, 2 thìa muối, 1 thìa đường và nước ấm đã có. Nguyên liệu của bánh pizza mình đã: 1. Mình lấy 60 gam sốt cà chua, 130 gam phô mai mozzarella mà mình đã mua bào sợi, 300 gam xúc xích và nấm hải sản, 1 quả...
Đọc tiếp

Để làm một cách như chiếc bánh pizza mình làm như sau:

1. Đầu tiên, mình chuẩn bị  hộp bột mì, gia vị và những đồ dùng đầu bếp.

2. Mình lấy 150 gam bột mì, 15 bột áo, 2 thìa mật ong, 3 thìa dầu oliu, 3 gam men nở, 2 thìa muối, 1 thìa đường và nước ấm đã có.

Nguyên liệu của bánh pizza mình đã:

1. Mình lấy 60 gam sốt cà chua, 130 gam phô mai mozzarella mà mình đã mua bào sợi, 300 gam xúc xích và nấm hải sản, 1 quả dứa đã cắt, ớt chuông xanh và đỏ siêu bổ dưỡng và cả hành tây.

Dụng cụ: Cán bánh, tô, đĩa và nồi chiên không dầu.

Nhào bột cho 3 gam men nở vào bát với khoảng 20 ml nước ấm khuấy đều để men tan hết. Cho 150 bột mì, 2 thìa đường, 1 thìa muối và 1 thìa dầu oliu trộn đều nguyên liệu và nhào bằng tay đến khi bột mịn không bị dính tay.

Ủ bột lấy 1 cái bát inox to quệt 1 lớp dầu oliu sau đó mình cho phần bột đã nhào để ủ ấm khoảng 1 tiếng. Còn cán bột thì mình rắc một lớp bột áo lên phần thớt, cho bột đã ủ cán mỏng từ trong ra ngoài rồi sau đó cuộn bột lại đến khi không cán được nữa. Cho bột nghỉ 5 phút rồi cán thành hình tròn có đường kính phù hợp với thiết bị nướng.

Đối với nhân của pizza đầu tiên mình rửa thật sạch 2 lần sau đó mình thái như hình tròn cực mỏng.

Mình bê pizza vào nồi chiên không dầu vào đó. Rồi mình nhấn nút biểu tượng của pizza rồi nướng.

Vậy mọi người thấy mình trình bày có đúng ko vậy? Mình chưa chắc đã đúng.

 

3

Đúng rùi nhe bạn

 

19 tháng 10 2023

DĐúng rồi

14 tháng 2 2022

Trời thu bắt đầu se lạnh, mẹ đã chuẩn bị đệm lò xo và túi sưởi cho bà ngoại.

14 tháng 2 2022

s - x - s

19 tháng 10 2023

J

19 tháng 10 2023

????

  Buổi sáng chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp....
Đọc tiếp
  Buổi sáng chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
3
7 tháng 5 2022
Đoạn văn tả mẹ đang nấu cơm - Mẫu 2
7 tháng 5 2022

Chúc các bạn thi thật tốt

17 tháng 5 2022

Tham Khảo

 

Mới ngày nào còn bỡ ngỡ nắm tay mẹ đến tham dự lễ khai giảng đầu tiên trường Tiểu học Phú Cát, đến nay em đã là một cô học sinh lớp 5 và có năm năm gắn bó với ngôi trường thân yêu này. Ngôi trường đã trở thành một mái nhà thân yêu, một kỉ niệm mà em không bao giờ có thể quên được.

Khuôn viên trường em có trồng nhiều cây xanh, cây đã cao gần bằng nhà hai tầng, tán xoè to rộng giống như những chiếc ô khổng lồ che nắng cho chúng em vui đùa dưới sân trường. Cổng trường màu xanh với bảng chữ màu vàng sáng bóng nổi bật, bên trái từ cổng trường đi vào là phòng bảo vệ và dãy nhà để xe của giáo viên. Toàn bộ phòng học và các dãy nhà mới được sơn lại trông như một ngôi trường mới xây rất đẹp, màu sơn vàng tươi sáng nổi bật giữa màu xanh của cây lá. Trong sân trường còn có sân đánh cầu lông, sân chơi bóng bàn và những chiếc ghế đá, em và các bạn thường chơi nhảy dây xong sẽ cùng nhau ngồi ở ghế đá nghỉ ngơi trước khi lên lớp. Nơi được yêu thích nhất trong trường là phòng thư viện, trong thư viện có rất nhiều sách hay và bổ ích, ngoài ra còn có nhiều truyện đọc, truyện tranh. Em còn nhớ những buổi tập thể dục giữa giờ toàn trường rất đều đẹp, tiếng cười nói vang rộn khắp sân trường.

Em cảm thấy rất tự hào và may mắn khi được học tập tại một ngôi trường có truyền thống lâu đời, thầy cô dạy giỏi yêu nghề, học sinh hoà đồng thân thiện.

17 tháng 5 2022

Mỗi ng có một trải nghiệm riêng nên bn tham khảo bài này nha 

Vậy là chỉ còn hai tháng nữa thôi, là em sẽ phải rời xa mái trường tiểu học thân yêu của mình để đến một ngôi trường khác. Tuy em luôn biết rằng ngày này sẽ đến, nhưng thật không ngờ nó lại đến nhanh như thế.

Mới ngày nào, em còn chập chững đến trường, nép sau lưng mẹ nhìn các anh chị vui đùa, mà giờ đã là học sinh lớp 5 rồi. Mới ngày nào, ngôi trường rộng lớn còn biết bao nhiêu là điều thú vị, kì lạ cho em khám phá, thì giờ đây em đã thuộc làu hết mọi “địa hình”. Cảm giác thân thuộc ấy khiến em luôn cho rằng mái trường này là ngôi nhà thứ hai của em. Và những người thầy, người cô ở đây chính là người cha người mẹ thứ hai của em. Thầy cô yêu thương, dạy dỗ em trưởng thành và dìu dắt em nên người. Nhớ nhất, có lẽ là những người bạn thân thiết đã cùng em trải qua bao giờ học chăm chỉ, bao giờ kiểm tra căng thẳng, bao giờ ra chơi thú vị. Và cả những lúc đi học trễ, bị phạt quét sân. Rồi cả những lần lén mua quà vặt, ăn trong giờ học.

Những kỉ niệm ấy vốn tưởng là hiển nhiên, giờ lại trở nên quý giá vô cùng. Bởi chỉ ít tuần nữa thôi, em sẽ chẳng được đến đây học tập nữa. Ngôi trường vẫn thế, thầy cô vẫn ở đây, bàn ghế bảng đen vẫn y nguyên, nhưng chỉ là người ngồi ở đây không còn là em nữa. Một chút buồn bã, nuối tiếc hòa lẫn với sự mong chờ về tương lai phía trước, khiến em rơi vào một bầu cảm xúc thật khó gọi tên. Nhưng chắc chắn rằng, sau này, em sẽ trở về thăm trường, như người con trở về mái nhà của mình.

 Bài 1: Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu, gạch chân dưới các từ ngữ đó:a) Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm.                                                                                           ...
Đọc tiếp

 

Bài 1: Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu, gạch chân dưới các từ ngữ đó:

a) Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm.

                                                                                            (Nguyễn Tuân)

b) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

                                                                                       (Thạch Lam)

c) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

                                                                                               (Nguyễn Tuân)

d) Mía ở đây chọn giống tốt nhất của tỉnh Ca-ma-guây trù phú. Cây mía to, giông mía bầu, mầm tròn trồi lên. Mía trồng dày lắm, nhưng gọn mắt và đều cây.

                                                                                          (Thép Mới)

0
4 tháng 9 2023

1.Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
2.Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
3.- Để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã gấp sếu giấy và gửi tới cho Xa-xa-cô.

4.- Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 m là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi hòa bình”.

5.Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói: Mình rất xúc động và khâm phục tinh thần, nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của bạn. Cũng rất thương bạn. Cái chết của các bạn làm mình nghĩ càng phải thêm yêu hòa bình và tận lực bảo vệ nó.


 

Ruồi và Ong MậtCon ruồi phát hiện hình dáng nó rất giống con ong mật, rất lấy làm khoái chí, dự tính giả làm ong mật đi đến các khóm hoa lừa gạt tình cảm của hoa, cướp lấy mật ngọt.Nhưng nó bay qua bay lại trong các khóm hoa không biết đã bao nhiêu lần rồi, lại không thấy có một bông hoa nào nở nụ cười với nó. Nó rất lấy làm khó hiểu, tìm đến hỏi ong mật rốt cuộc là nguyên nhân tại vì sao.Ong mật cười...
Đọc tiếp

Ruồi và Ong Mật

Con ruồi phát hiện hình dáng nó rất giống con ong mật, rất lấy làm khoái chí, dự tính giả làm ong mật đi đến các khóm hoa lừa gạt tình cảm của hoa, cướp lấy mật ngọt.

Nhưng nó bay qua bay lại trong các khóm hoa không biết đã bao nhiêu lần rồi, lại không thấy có một bông hoa nào nở nụ cười với nó. Nó rất lấy làm khó hiểu, tìm đến hỏi ong mật rốt cuộc là nguyên nhân tại vì sao.

Ong mật cười đáp: “Cậu chỉ là hình dáng giống tôi thôi, nhưng trên thực tế vốn không phải là tôi! Bởi vậy, dù cậu có bay cả một đời quanh các khóm hoa, thì hoa cũng sẽ không xem cậu là tôi đâu!”.

Bài học rút ra: Vẻ ngoài có thể giống nhau, nhưng nội hàm thì lại không cách nào thay thế được.

1
23 tháng 11 2021

Bài này yêu cầu gì vậy bạn??

BÀ TÔI          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi...
Đọc tiếp

BÀ TÔI

          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :

–     Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?

Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :

–     Bà ơi, bà về đi, bà về đi.

Và đưa tay vẫy vẫy bà.

Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :

–     Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?

Tôi vội vàng lắc đầu :

–     Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.

Tôi nhăn nhó :

–     Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

          Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.

          Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

          Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :

–     Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

          Bà tôi cười :

–     Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?

          Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:

–     Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.

Tôi nhớ mãi có lần bà nói :

–     Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

(Trần Huy Hoàng)

          Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.   Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?

a.    Dạy cháu học.

b.   Mua quần áo đẹp cho cháu.

c.    Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.

2.   Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?

a.    Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.

b.   Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.

c.    Vì cả hai ý trên.

3.   Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?

a.    Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.

b.   Vì bạn thương bà vất vả.

c.    Cả hai ý trên.

4.   Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a.    Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.

b.   Trẻ con không nên làm nũng người lớn.

c.    Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.

v LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?

……………………………………………………………………………………………………………..

b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.

 ……………………………………………………………………………………………….

b, Đặt  một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.

………………………………………………………………………………………………..

1
7 tháng 1 2022

1:c

2:b

3:c