Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
– Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường
– Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.
II. Thân bài
Tả hình dáng
– Dáng người cô thon gọn, hơi cao
– Nước da cô trắng hồng
– Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng
– Khuôn mặt cô hình trái xoan
– Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ
– Đôi môi đỏ đỏ
– Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng
– Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn
Thái độ của cô khi khám bệnh
– Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn
– Cô hỏi han các bạn về việc học
– Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm
– Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn
III. Kết bài
Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.
Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ
I. Mở bài: giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm
Ví dụ: Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.
II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm
1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
- Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
- Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em
2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
- Mẹ mua thuốc cho em
- Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
- Mẹ nhìn em trìu mến
- Mẹ xin cô cho em nghỉ học
- Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
- Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
- Mẹ luôn luôn quan sát em
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm
Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.
Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dải lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt.
Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.
Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hỏa vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các "chàng" và "nường" đi học muộn.
Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh.
Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,... Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỷ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác.
Các cửa hàng văn phòng phẩm, quần áo,... cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,... được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng... Phố tôi còn giữ được một số ngôi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra.
Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu hủy. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.
Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.
Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bây giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.
Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.
Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.
Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.
Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.
Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.
Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.
Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.
Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.
Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.
Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.
Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.
Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.
Mẹ tôi thường rất bận với công việc của mình nên ít khi có thời gian ở nhà. Nhưng tôi vẫn thích nhìn thấy mẹ trong bếp vì lúc đó tôi thấy mẹ thực sự yêu thích câu việc này.
Bà nội tôi thườn là người làm những công việc nhà, vì bố mẹ tôi đi làm suốt. Buổi chiều mẹ về khá muộn nên bà nội luôn là người đứng bếp nấu những bữa cơm ngon cho gia đình tôi. Nhưng khi có thời gian rảnh mẹ sẽ lao ngay vào bếp để làm ngay món ngon cho ông bà, bố và 2 anh em tôi.
Những lúc mẹ đứng trong bếp thì sẽ trút bỏ bộ áo dài mẹ thường mặc để lên lớp, thay vào đó là những bộ đồ bộ đầy đủ màu sắc vui nhộn. Và mặc thêm chiếc tạp dề hình chuột mickey - trong một lần đi siêu thị em gái tôi thấy đẹp nên đòi mẹ mua cho bằng được. Nhìn mẹ đúng với dáng vẻ của một người phụ nữ của gia đình.
Trong gian bếp, mẹ bận rộn luôn tay, nào là thái cái này, gọt cái kia, rửa rau củ,....Bát đĩa, nồi niêu cũng được trưng hết ra trong gian bếp.Tay mẹ làm việc nhanh thoăn thoát chỉ trong một thời gian ngắn mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu đã xong. Trên khuôn mặt trái xoan của mẹ xuất hiện một chút mồ hôi đã rơi, nhưng trên gương mặt đó lại nở một nụ cười tươi sáng. Nụ cười tươi tắn vì thấy hạnh phúc khi được nấu ăn cho gia đình. Ánh mắt của mẹ sáng trong và đen láy chuyển động liên túc bên trái bên phải để không cho những thức ăn bị cháy. Những lúc đó mẹ thường làm kể cho bố và bà nội nghe những câu chuyện xảy ra trong tuần, như chuyện trên lớp, chuyện hôm nay đi chợ,... Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình trong công việc mình yêu thích.
Tôi luôn luôn yêu mẹ với một tình yêu vô bờ bến và cảm ơn mẹ vì những bữa ăn ngon, ngập tràn tinh yêu thương gia đình trong đó.
Tham khảo nha em:
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ
- Giới thiệu về công việc mẹ yêu thích khiến em ấn tượng nhất
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Em thường nhìn thấy mẹ làm công việc đó khi nào? Ở đâu?
- Mẹ có hay làm việc đó thường xuyên hay không?
2. Tả hình ảnh của mẹ
- Hành động
- Vẻ mặt
- Đôi mắt
- Lời nói
C. Kết bài
- Cảm nghĩ của em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ
1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân
3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em miêu tả
- Giống như vầng thái dương tỏa rạng nơi nơi, mẹ là người duy nhất trong cuộc đời này đem đến cho chúng ta ánh sáng ấm nồng của tình yêu thương, sự hạnh phúc, của bàn tay khích lệ, động viên. Công lao trời bể ấy, chẳng gì có thể sánh nổi mãi thẳm sâu trong trái tim mỗi người, họ vẫn luôn in dấu hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó mà đẹp đẽ đến vô ngần.
2. Thân bài
- Ngoại hình:
- Năm nay mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi, mẹ là một người nông dân chất phác, hiền lành nơi vùng quê thanh bình, yên ả với ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
- Dáng người mẹ dong dỏng cao với mái tóc dài qua lưng, đen như gỗ mun. Lúc nào mái tóc ấy cũng mềm mượt như những dòng suối trong lành, mát rượi.
- Dấu ấn thời gian dường như đã ít nhiều lưu lại trên gương mặt mẹ. Một vài nếp nhăn- dấu hiệu của sự lo toan công việc đã xuất hiện nhưng lúc nào mẹ cũng vui tươi rạng rỡ. Mỗi khi mẹ cười rất xinh một nụ cười tươi như nhành hoa mới nở, một nụ cười ấm áo như ánh ban mai.
- Em yêu quý nhất là đôi mắt của mẹ, đôi mắt bồ câu mà chất chứa cả biển trời yêu thương. Đôi mắt ấy lúc nào cũng ngập tràn tình cảm dành cho những người xung quanh nhưng cũng có lúc lại buồn rầu về những điều phiền lòng, lúc lại chất chứa sự động viên, khích lệ cho những người xung quanh.
- Sự vất vả ngược xuôi của cả một đời người hiện lên rõ nhất qua đôi bàn tay. Đôi bàn tay không trắng trẻo, mịn màng mà có chút thô ráp, điểm mấy chấm đồi mồi. Nhưng mỗi lần nắm vào bàn tay ấy, nó như một ngọn lửa truyền hơi ấm, sức mạnh để em bước tiếp những chặng đường phía trước dẫu còn lắm gian lao.
- Sở thích, tính cách:
- Mẹ rất thích nấu ăn và nấu rất ngon. Cả nhà đều gọi mẹ là người đầu bếp tài ba. Với những nhiên liệu đơn giản, qua bàn tay khéo léo của mẹ mà trở nên hấp dẫn vô cùng.
- Vào thời gian rảnh rỗi, mẹ thường may quần áo cho cả nhà với những bộ đồ rất đẹp và hợp. Mẹ là người yêu cái đẹp nên mẹ luôn chăm sóc tận tình cho những cây hoa ngoài vườn. Nhờ có bàn tay mẹ, khu vườn luôn xanh tốt, trổ sắc, khoe hương thơm ngát.
- Trong gia đình, mẹ sống rất tình cảm, luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh bản thân rất nhiều vì những người xung quanh. Với hàng xóm láng giềng, mẹ sống rất thân thiện, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, chia sẻ với niềm vui. Trong xóm, ai cũng quý mẹ từ những đứa trẻ con cho đến những người trung niên.
- Là người lo toan hầu hết các công việc trong nhà, mẹ là người tính toán và sắp xếp mọi việc rất chu toàn từ việc dạy con đến việc đối nội, đối ngoại.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm với mẹ: Mẹ là cánh tay luôn chở che, là bờ vai ta dựa mỗi khi ta vấp ngã, mẹ hi sinh cho ta thật nhiều. Yêu mẹ biết bao nhiêu! Em luôn tự nhủ sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để bù đắp và làm mẹ vui lòng.
Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống cùng với ông bà. Lan là một người bạn mới của tôi, bạn là một người bạn mới khá thú vị của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in đó là một ngày thứ hai đầu tuần đó là lần đầu tiên tôi gặp Lan. Cô giáo giới thiệu lan mới chuyển từ miền Nam ra đay sinh sống ,bạn sẽ học cùng với chúng tôi và cô đã sắp cho bạn ý ngồi cạnh tôi. Lan là một đứa con gái khá xinh,tôi nghĩ thế. Bạn có vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Lan khi bạn làm bài tập. Đôi môi đỏ tươi của bạn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi bạn cười bạn đều để lộ hàm răng trắng như ngọc trai và đều như hạt bắp vậy, Thân hình bạn mảnh mai dong dỏng mỗi sáng đi học bạn lại mặc bộ đồng phục của trường mà không hề cầu kì trong cách ăn mặc nhưng vẫn thể hiện được sự sạch sẽ của. Bạn ấy có một đôi mắt to tròn long lanh như hai hòn bi,đôi mắt ấy nhiều lúc khiến cho tôi cảm thấy giật mình vì nó rất đẹp. Mỗi khi được nói về những tạp chí những ngôi sao thù đôi mắt ấy lại sáng bừng lên hạnh phúc. Lan có mái tóc đen nhánh dài đến ngang lưng. Cậu ấy không thích để tóc dài như thế nhưng mẹ bạn ấy lại không cho cắt. Đây là một nỗi bận tâm của nó mà lúc nào nó cũng than phiền về điều đó khiến tôi nhiều lúc muốn cắt ngay mái tóc ấy hộ nó. Nhưng phải công nhận là mái tóc nó đẹp,chẳng hiểu sao nó lại muốn ắt nữa. Cái mũi hơi to là một điều đặc biệt trên gương mặt nó. Đôi môi chúm chím hình trái tim và đỏ mọng khiến tôi phải ghen tỵ. Nó là một đứa con gái khá giản dị không cầu kì không sang chảnh và đó là lí do tôi cũng thấy ấn tượng khi lần đầu tôi nói chuyện với nó.
Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan, tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đén nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giờ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được.
Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên. Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may. Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao.
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi. - Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được. Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu. Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Con đường pn tả là con đường nào? (Nêu tên đường, nếu ở thành phổ; hoặc đường làng, xã... ).
- Pn tả con đường ấy vào lúc nào? (Buổi sáng, lúc đi học).
2. Thân bài:
*Tả con đường:
a/ Miêu tả những nét bao quát về con đường:
- Con đường chạy qua những nơi nào?
- Nó có đã lâu hay mới lm ? Hình dáng của nó như thế nào? ( nó có đẹp k ? )
b/ Miêu tả các bộ phận của con đường:
- Mặt đường nhẵn nhụi hay gồ ghề? Đc lm bằng gì?
- Hai bên đường có cây cối nhà cửa hay ?
- Cảnh đi lại diễn ra trên đường ntn ?
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của pn :
Con đường gắn bó vs pn ra s ? Nó có quan trọng vs pn k ? Pn cần lm j để bảo vệ nó ?
I. Mở bài
Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.
II. Thân bài
1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc
- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...? )
- Những nét riêng quen thuộc.
+Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).
+Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học
- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?