K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

theo mk,các nc phương tây đã cải cách nền kinh tế,vì chính các nc này có nhiều thuộc địa rồi,họ chỉ cần thu thêm nhiều các loại thuế ở thuộc địa,v có thể khắc phục kinh tế,còn các nc sau thua sau CTTG t2 nên bị mất thuộc địa,để giải quyết chỉ có thể phát xít hóa bộ máy chính quyền,gây chiến trah phân chia lại thuộc địa

27 tháng 12 2022

mình đang cần gấppppppppppp lắm ạ

27 tháng 12 2022

- Một số nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội.

- Các nước Đức, I-ta-lia và Nhật Bản đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh.

7 tháng 12 2021

Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930.[1] Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20.[2] Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.[3]

12 tháng 1 2022

Tham khảo:

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

4 tháng 12 2018

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.


Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.



4 tháng 12 2018

* Hậu quả :

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế của thế giới và Châu Âu

-Hàng năm giải quyết triệu người chết đói

* Giải pháp giải quyết hậu quả khủng hoảng :

- Anh, Pháp cải cách kinh tế xã hội, đổi mới quản lí và sản xuất

- Đức. I-ta-li -a tìm kiếm lối thoát bằng hình thức mới,thiết lập chế độ độc tài phát -xít

- Gây chiến tranh và chia lại thế giới.

15 tháng 3 2017

Đáp án D

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địA. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

=> Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

13 tháng 3 2017

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địA. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

=> Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Đáp án cần chọn là: D

24 tháng 12 2022

TK:

hậu quả:

Thứ nhất: Nạn thất nghiệp

Tính riêng năm 1933 thì ở Mỹ, con số thất nghiệp đã lên đến 17 triệu người, cùng với vô số người nông dân bị phá sản và phải bỏ lại ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang.

Ở Anh, trong năm 1931 đã có hơn 3 triệu người thất nghiệp, các nước tư bản khác cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Thứ hai: Tiền lương bị giảm xuống đáng kể

Lương của công nhân công nghiệp của Mỹ thời điểm đó chỉ còn 56%, tại Anh thì sụt giảm còn 66%, ở Pháp thì lương giảm từ 30 đến 40%.

Ngoài ra, giá đồng bạc cũng bị sụt giảm khiến cho tiền lương trên thực tế giảm nhiều hơn thế. Đời sóng của người dân khốn cùng, cực khổ, có đến hàng nghìn người chết đói mỗi năm.

Thứ ba: Các cuộc đấu tranh của người dân nổ ra

Là tầng lớp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng,vì vậy công nhân và nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đã nổi dậy để đấu tranh. Năm 1930 ở Mỹ đã có 2 vạn công nhân thị uy, từ 1929 – 1933 có đến hơn 3 triệu công nhân tham gia vào các cuộc bãi công, ở Đức thì có hơn 15 vạn công nhân bãi công trong năm 1930, năm 1933 có 35 vạn công nhân hầm mỏ tiếp tục bãi công. 

24 tháng 12 2022

Có thể nhận thấy giai đoạn 1929 – 1933 các nước chủ nghĩa tư bản nói chung và Pháp nói riêng thì đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng, trong thời gian này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, do vậy cũng không thể thoát khỏi những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, nước nhà gặp khung hoảng vậy mà Pháp đẩy mạnh việc bóc lột ở các nước thuộc địa của mình.

Cụ thể cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta như sau:

 

– Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương, đồng thời dùng ngân hàng Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp, điều này đã khiến ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến đình trệ.

– Lúa gạo trên thị trường bị mất giá, khiến lúa gạo Việt Nam không thể xuất khẩu, dần dần ruộng đồng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang. Những điều này đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn khốn cùng.

– Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, những người có việc làm thì tiền lương cũng bị giảm từ 30 đến 50%.

– Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

– Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.

– Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.

Không những thế, thực dân Pháp còn tăng sưu thuế lên gấp 2, 3 lần cùng với việc đẩy mạnh các chính sách khủng bố trắng nhằm dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… Có thể thấy cuộc sống của người dân Việt Nam khốn khổ đến tột cùng.