Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáu mươi chín năm trước, vào mùa thu năm 1945, nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Ðảng, đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà: đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của nhân dân và vì nhân dân; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do và khẳng định toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy. Gần 70 năm qua, nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, như lời Bác Hồ dạy: nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Ðồng thời, nhân dân ta cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Ðiều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ðây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" và trước các thế hệ con cháu muôn đời sau.
Câu 38: Trong cuộc sống chúng ta phải biết ....... tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân
phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình.
6
• A. Tìm hiểu
• B. Yêu thương
• C. Bảo vệ
• D. Tôn trọng
Câu 39: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
• A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
• B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
• C. Quyền bầu cử và ứng cử.
• D. Cả A và B.
Câu 40: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
• A. Điều 20.
• B. Điều 21.
• C. Điều 22.
• D. Điều 23.
Câu 41: Quyền xâm phạm vào chỗ ở là một trong những quyền .... của công dân được
quy định trong Hiến Pháp của nước ta.
• A. Thực chất
• B. Bản chất
• C. Cơ bản
• D. Cơ sở
Câu 42: Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp
luật?
• A. Công an.
• B. Trưởng thôn.
• C. Tòa án.
• D. Hàng xóm
Câu 38: Trong cuộc sống chúng ta phải biết ....... tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân
phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình.
• A. Tìm hiểu
• B. Yêu thương
• C. Bảo vệ
• D. Tôn trọng
Câu 39: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
• A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
• B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
• C. Quyền bầu cử và ứng cử.
• D. Cả A và B.
Câu 40: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
• A. Điều 20.
• B. Điều 21.
• C. Điều 22.
• D. Điều 23.
Câu 41: Quyền xâm phạm vào chỗ ở là một trong những quyền .... của công dân được
quy định trong Hiến Pháp của nước ta.
• A. Thực chất
• B. Bản chất
• C. Cơ bản
• D. Cơ sở
Câu 42: Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp
luật?
• A. Công an.
• B. Trưởng thôn.
• C. Tòa án.
• D. Hàng xóm
Câu 3:
- Đối với cá nhân: Góp phần quan trọng trong việc hình thành nên những con người phát triển về văn hóa và đạo đức, góp phần xây dựng 1 xã hội văn minh tiến bộ.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định. Việc xây dựng gia đình văn hóa là góp phần cho sự phát triển của xã hội.
C1:- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
- Bản thân em đã làm:
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
+ Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Trong cuộc sống chúng ta cần tiết kiệm những gì?
=> Cần tiết kiệm nước, thời gian, tiền, điện.
Để rèn luyện tính tiết kiệm chúng ta cần phải làm gì?
=> Chúng ta cần biết cân đối , chi tiêu có kế hoạch , có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
-Chúng ta cần tiết kiệm: thời gian, của cải, sức lực, ...
-Để rèn luyện chúng ta cần: sống có kế hoạch, sử dụng điện; nước có chùng mực, không phung phí;xa hoa, không mua những đồ dùng không thực sự cần thiết để tiết kiệm tiền bạc, ...
Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên. Vì Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là ghi nhận những thứ đáng tự hào của người đi trước, đó cũng là thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta.
Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.
- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:
+ Tích cực phòng bệnh
+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh
Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì ?
- Sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe không gì thay thế được . Nên chúng ta cần phải giữ gìn , tự chăm sóc và rèn luyện để có một sức khỏe tốt
Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.
- Siêng năng : Siêng năng là làm việc một cách miệt mài , cần cù , tự giác , làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức
- Kiên trì : Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng , không bỏ dở giữa chừng dù khó khăn hay trở ngại .
- Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì : Siêng năng kiên trì là đức tính cần thiết của mỗi con người , giúp chúng ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống .
Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hơp lí của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác .
- em đã làm những việc để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là :
+ Không xài hoang phí
+ Dành dụm tiền để làm những việc có ích
+ Không mua những thứ mà mình không cần
Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mình khi giao tiếp với người khác
- Theo cách nghĩ của em " Tiên học lễ , hậu học văn " là : Đầu tiên phải học lễ phép , lễ độ trước , sau đó mới học văn hóa
Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật
- Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể hay của tổ chức xã hội ở mọi lúc , mọi nơi . Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở mọi sự phân công của tập thể như lớp học , cơ quan , doanh nghiệp ,...
Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với những người có công với dân tộc , đất nước
- 2 câu ca dao nói về sự biết ơn là :
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm , xay , giần , sàng
2. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- Thiên nhiên bao gồm : Đất , không khí , bầu trời , sông , suối , biển , núi , đồi , động - thực vật ,...
- tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người là :
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người
- Những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người là : sống gần gũi , vui vẻ , không tách biệt với mọi người
Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống
- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ , lời nói , hành vi giao tiếp ( nhã nhặn , từ tốn )
- Lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống vì đó là biểu của người có văn hóa , có đạo đức , được mọi người quý mến , giúp đỡ và góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giúp bản thân dễ hòa hợp , cộng tác với mọi người
Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.
- Tích cực : Luôn cố gắng , vượt khó , hăng say , kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện .
- Tự giác : Tự giác là chủ động làm việc không cần ai kiểm tra , nhắc nhở
Câu 1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam quy định.
Câu 2. Công dân là người dân của
A. một làng. B. một nước. C. một tỉnh. D. một huyện.
Câu 3. Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài, ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam. C. Luật đất đai.
B. Luật hôn nhân và gia đình. D. Luật trẻ em.
Câu 4. Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây không trở thành công dân Việt Nam:
A. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
B. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.
C. Trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha mẹ là người nước ngoài.
D. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
Câu 5. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia thành mấy nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản.
C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 6. Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
A. sống còn của trẻ em. B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em. D. bảo vệ của trẻ em.
Câu 7. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh. B. Quyền nuôi dưỡng .
C. Quyền chăm sóc sức khỏe. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây trái với tiết kiệm?
A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, chăm chỉ.
C. Cẩu thả, hời hợt. D. Trung thực, thẳng thắn.
Câu 9: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây không trở thành công dân Việt Nam:
A. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
B. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.
C. Trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha mẹ là người nước ngoài.
D. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
Mỗi một học sinh chúng ta đều là một công dân Việt Nam. Là một công dân, chúng ta hoàn toàn có quyền đưa ra quan điểm, tiếng nói trong xã hội. Nếu muốn trở thành một công dân tốt, học sinh chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Sau đây là một số trách nhiệm học sinh cần thực hiện để trở thành một công dân tốt.
- Học tập, noi theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Tích cực tham gia các tổ chức, hoạt động thiện nguyện.
- Chăm tập thể dục thể thao và rèn luyện sức khỏe.
- Thực hiện tốt tất cả các nghĩa vụ đối với đất nước.
- Phát huy các truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước.
Là học sinh, chúng ta ai cũng mong muốn đạt được kết quả cao trong học tập. Học sinh có kết quả cao và cứ duy trì như vậy cơ hội bước chân vào các trường Đại học mơ ước. Vậy để đạt được kết quả tốt trong học tập thì học sinh cần phải làm gì?
- Tìm ra những phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân.
- Tập dậy sớm, vì khoảng thời gian sáng sớm là thời điểm hoàn hảo nhất để học bài.
- Khi đang học bài hay ôn tập, hãy tránh xa tác nhân gây xao nhãng như điện thoại.
- Lập thời gian biểu cho việc học.
- Khi không hiểu bài thì lập tức nhờ giáo viên hỗ trợ.
- Tham gia học nhóm một cách nghiêm túc.
Một gia đình văn hóa là gia đình luôn quan tâm thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, và lối sống sinh hoạt văn hóa lành mạnh, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và đoàn kết hàng xóm láng giềng. Vậy để xây dựng một gia đinh văn hóa, thì mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Kính trọng thương yêu tất cả thành viên trong gia đình.
- Tránh xa các tệ nạn xã hội, tập chung học tập phát triển bản thân.
- Sống lành mạnh, chan hòa, giản dị, không đua đòi ăn chơi.
- Học sinh tích cực lao động theo khả năng của mình, nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ấm no, hạnh phúc…
- Hãy tạo nên tiếng nói trong nhà để đóng góp những điều tích cực giúp phát triển gia đình.
- Tôn trọng văn hóa của láng giềng, loại bỏ văn hóa độc hại.
- Cùng gia đình sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh.
Là học sinh sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn vẫn có thể góp bảo vệ được môi trường sống mà không cần làm điều gì quá to lớn như:
- Nắm rõ kiến thức về các tác nhân gây hại đến môi trường sống.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Mang theo túi riêng, từ chối sử dụng túi nilon
- Biết sử dụng các tài nguyên hợp lý, tiết kiệm điện, nước
- Chủ động tham gia các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương hay trường tổ chức
Xây dựng chính quyền vững mạnh, nghe như là một vấn đề quá vĩ mô đối với học sinh, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Để xây dựng một chính quyền vững mạnh, đầu tiên phải tập trung vào chính quyền địa phương, và mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện bản thân để trở thành một công dân có ích trong việc xây dựng chính quyền vững mạnh trong tương lai.
- Cố gắng học tốt để sau này lớn lên có thể đóng góp xây dựng quê hương.
- Tích cực tham gia những hoạt động vệ sinh địa phương.
- Tham gia học hỏi và tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của nhà nước, Đảng…
Bảo vệ hòa bình, nghe như là một vấn đề lớn mang tính quốc gia hay thế giới. Chỉ cần những hành động nhỏ mà học sinh có thể làm sau đây cũng có thể góp phần thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất. Không những thế nó còn thay đổi nhận thức của chúng ta sau này.
Trong tình hình hiện tại- Giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và những khi khó khăn.
- Chung sống thân thiện, chan hòa với mọi người xung quanh.
- Chủ động hòa giải những hành động bạo lực, bất đồng,…
- Tôn trọng người khác, không miệt thị che bai.
- Không gây gổ, đánh nhau khi xảy ra xích mích.
- Hưởng ứng các phong trào, nâng cao nhận thức bảo vệ hoà bình.
- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống lại các hoạt động chiến tranh.
- Vươn mình ra thế giới, giao lưu xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè quốc tế.
- Thực hiện nghĩa vụ khi hòa bình của đất nước bị đe dọa.
- Dạy những điều hay lẽ phải về hòa bình cho các thế hệ sau này.
- Bạn chọn phần nào ?
- - Có nhiều phần lắm nhé !
Đáp án: D