Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những người có suy nghĩ hạn hẹp sẽ dẫn đến hạn chế tư duy và thấu hiểu vấn đề. Họ thường tự cho bản thân mình là đúng thay vì lắng nghe quan điểm từ người khác. Đặc biệt với suy nghĩ hạn hẹp, họ có thể tự tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội và mãi mãi trú ngụ trong vùng an toàn của mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng hiểu biết và tăng cường trải nghiệm trong cuộc sống.
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:
+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.
+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.
- Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
CÂU1a:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
CÂU1b:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ xở
Giặc dữ cớ sao đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
CÂU1c:
-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà
- tác giả:Lê thước
CÂU2
-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt
CÂU3:
-------Nam Đế :vua của nước Nam
-------Thiên Thư :sách trời
Dàn ý khái quát cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu truyện trên.
Thân đoạn:
- Bài học từ câu truyện:
+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.
+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.
+ giữ cho mình sự khiêm tốn.
- Dẫn chứng thực tế:
+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.
+ HCM đi suốt 5 châu tìm được đường cứu nước.
+ .....
- Liên hệ bản thân em:
+ em sẽ làm gì khi đọc xong câu truyện?
Kết đoạn:
- Tổng kết lại bài học.
Phó từ gợi ý: đã cho em bài học,...
Tham khảo!
Gia đình là điểm tựa và bến đỗ bình yên cho mỗi người. Khi chào đời, được mở mắt nhìn ra thế giới, chẳng phải hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta là được nhìn thấy nụ cười chào đón của cha mẹ hay sao? Cha mẹ yêu thương và chăm bẵm, nuôi nắng và dạy dỗ chúng ta nên người. Cha mẹ cho ta cuộc sống, những người anh em ruột thịt, cho ta sống trong bầu không khí yêu thương gia đình. Cha mẹ cùng vui, tự hào trước những niềm vui chúng ta đạt được và an ủi, vỗ về khi ta vấp ngã. Có những sóng gió, thử thách có thể ập đến gia đình nhưng bằng tình yêu thương và sự giúp đỡ lẫn nhau, tất cả sẽ qua đi, mọi người thêm hiểu nhau và càng gắn bó keo sơn. Đó chính là tình thân, là tình cảm gia đình thiêng liêng và cao quý. Bởi vậy hãy trân trọng và nâng niu hạnh phúc mà bạn đang có, cùng nhau vun đắp để gia đình mãi mãi được bên nhau.
Tham khảo
Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy. Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.Sau khi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.
Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Điểm giống: Đều thuộc thể loại ngụ ngôn
Đều châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu
Điểm khác:
''Đẽo cày giữa đường'': Phê phán những người không có chính kiến, chỉ biết a dua
''Ếch ngồi đáy giếng'': Phê phán những người hiểu biết nông cạn nhưng hay tỏ vẻ ta đây, coi khinh mọi thứ
''Con mối và con kiến'': Phê phán những người lười lao động, chỉ biết nghĩ lợi trước mắt
chị ơi chị có thể nx các câu tl văn gần đây của em đc ko ạ ?
Tham khảo!
Luận điểm: cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo.
bạn trên đã làm rồi thì em có thể gợi ý hoặc tìm hình ảnh khác thay thế để tránh trùng lặp lại nha!!!
Những người có suy nghĩ hạn hẹp sẽ dẫn đến hạn chế tư duy và thấu hiểu vấn đề. Họ thường tự cho bản thân mình là đúng thay vì lắng nghe quan điểm từ người khác. Đặc biệt với suy nghĩ hạn hẹp, họ có thể tự tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội và mãi mãi trú ngụ trong vùng an toàn của mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng hiểu biết và tăng cường trải nghiệm trong cuộc sống.