K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

 Giường là một đồ vật hay nơi chốn với cấu tạo chính bằng gỗ hay kim loại, bên trên có trải nệm mút, nệm lò xo hay vạc giường và chiếu. Giường được sử dụng làm nơi ngủ, nằm nghỉ ngơi hay nơi quan hệ tình dục. Trên giường thường có gối kê, gối ôm, chăn...Trên giường còn có thể có màn ngăn muỗi đối với những khu vực có muỗi và côn trùng. Cấu tạo của giường gồm bộ khung bằng gỗ, kim loại hay vật liệu khác.[1][2]

Trong lịch sử, giường được đặt dưới mặt đất, bên trên có thể có các vật liệu tự nhiên như gỗ, rơm hay cỏ. Sau này giường được nâng lên khỏi tiếp xúc với mặt đất để tránh ẩm, bẩn và côn trùng. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, giường thường đặt trên sàn nhà bằng gỗ, bên dưới có hệ thống ống dẫn điều hoà nhiệt độ.

5 tháng 9 2017

Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )

Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.

Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.

- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?

Nghé Con trả lời rất chững chạc:

- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!

Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:

- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.

Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.

- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?

Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.

- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!

Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:

- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.

Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.

- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!

Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.

- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.

- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”

“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường

Yêu quê hương qua từng trang sách mở

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.

Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:

- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?

Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:

Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.

Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.

Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.

5 tháng 9 2017

Xin chào các bạn, mình xin tự giới thiệu mình là cây lúa, hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của mình. Nếu như các bạn nào ở đồng quê thì chắc chắn là được nhìn thấy tớ thường xuyên rồi còn những bạn trên thành phố chắc mới chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được biết về tớ đâu nhỉ. Vậy thì hôm nay mình sẽ kể cho các bạn biết về cuộc đời và những gì mình phải trải qua nhé.

Mình sinh ra từ những hạt thóc được chọn lọc kĩ càng và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của những người nông dân. Những hạt thóc mẩy nhất sẽ được chọn ngâm nước cho mọc mầm rồi sau đó người ta sẽ mang ra đồng ruộng để gieo chúng xuống đất. Khi lớn lên mầm của những hạt thóc ấy nảy ra những cây màu xanh nhỏ nhắn và dễ gãy mà người ta thường gọi là mạ. Thế rồi nhờ những bàn tay khéo léo của người nông dân cùng sự cần cù chăm chỉ bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà những cây mạ được trồng thẳng tắp trên những ruộng vuông vắn. và khi nó được đặt xuống đất thì những cây lúa như tớ ra đời. Người nông dân rất biết canh tác cho chúng tớ đủ chỗ ở mà vẫn gần nhau. Mỗi cây cách nhau có gang tay thôi nhưng thế đã đủ cho tôi sống hấp thụ được những tinh túy của đất trời.

Một thời gian sau những cây lúa như tôi phát triển rễ bám chặt vào đất mà đứng vững lên không còn siêu vẹo như hồi đầu nữa. Thế rồi tôi lớn lên qua sự chăm sóc của ngươi nông dân, họ giúp tôi tránh xa những kẻ thù đáng sợ. Khi cây lớn hơn một chút thì những loại sinh vật cũng sẽ đến tìm và ăn thịt chúng tôi. Trong đó đáng sợ nhất là những con ốc biêu vàng. Chúng chỉ cần mở cái miệng to ngoác của nó ra là coi như chúng tôi đi tong. Từ xưa đến nay họ hàng nhà lúa chúng tôi vẫn không thẻ nào tránh khỏi chúng. Nhìn những người thân bên cạnh bị chúng ngốn lấy hết cả thân hình vào mà lòng tôi lo lắng thương xót. Thế nhưng biết làm sao được vì ngàn đời này vẫn thế. Ngoài con vật đáng ghét ấy chúng tôi còn phải đối mặt với những con bọ giầy hút đi nhựa trong cây chúng tôi. Ở cũng không được bình yên vì những loại có sức sống mạnh hơn xâm lấn và nhiều khi còn đè lên đầu lên cổ chúng tôi mà sống ý. Đó là những cây cỏ dại như vẩy ốc, cỏ chạc chão…

Đến thì con gái thì cũng đỡ hơn vì khi ấy thân hình chúng tôi đã đủ lớn để không để một con ốc một cây cỏ nào có thể vươn lên mà dìm chúng tôi xuống được, có ăn thì cũng chăng hết. Khi ấy nhìn cả cánh đồng chúng tôi trở nên là những mĩ nữ tuyệt đẹp. Và cũng chính khi ấy những hạt lúa thơm ngon mới chỉ có sữa bên trong được ấp ử trong những thân hình ấy. Nó giống như là người phụ nữ của con người các bạn mang thai vậy. Thế rồi sau bao lâu nó bắt đầu lớn lên tách những lá lúa, thân lúa vươn ra ngoài tìm ánh sáng. Một cây lúa chúng tôi sẽ ra nhiều nhánh lúa. Có khi mấy cô câu chăn trâu chăn bò thường xuyên rút những hạt lúa non non của tôi để ăn. Trông mặt các bạn ấy ăn ngon lành và còn thấy khen là ngọt tôi cũng thấy vui lắm. Bởi vì chính họ là người mang đến sự sống cho tôi và tôi sinh ra là để phục vụ con người.

Sau bao ngày hưởng thụ những ánh nắng những hạt mưa cùng những giọt sương mai đã làm cho những bông lúa kia trở nên mẩy hơn. Tôi vui sướng nhìn những bông lúa trên đầu mình đang dần dần lớn lên và chuyển sang màu vàng. Khi ấy thì lá tôi cũng màu vàng nhưng thật sự là rất khổ khi chính khi ấy bọn bọ giầy lại hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi gắng gượng đấu tranh với chúng khi chúng tôi vàng chín cả cánh đồng nhìn thật đẹp. Thế rồi người nông dân đi gặt chúng tôi về. kết thúc một cuộc đời của cây lúa.

Thế đấy cuộc đời của chúng tôi như vậy đây. Có lẽ đến đây các bạn đã có cái nhìn thật mới về chúng tôi chứ. bản thân tôi là một cây lúa luôn cảm thấy tự hào trước những lợi ích và những thu nhập của tôi mang lại cho con người.

6 tháng 8 2017

Đề 1:

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

6 tháng 8 2017

Đề 4

MB
Hàng năm, đến khi những chú ve cất lên những tiếng hát gọi hè reo vang inh ỏi khắp sân trường …. Tôi lại đựơc nghe các cô cậu học trò nhắc đến tôi qua những câu đối rất đáng yêu và vô cùng ngộ nghĩnh :
“Cây gì mọc ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong cành lá tiếng ve
Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau?”
Có lẽ là vậy … sự xuất hiện chúng tôi có lẽ cũng đã gắn bó với ít nhiều với những kỉ niệm đẹp đẽ của các bạn học sinh. Mùa hạ thường đến với những mùa thi, cùng với những nhánh phượng vĩ đỏ ối chúng tôi lấp ló để báo hiệu ngày chia tay mang đẫm những kỉ niệm vui buồn xen lẫn. Đồng hành với màu đỏ rực của chúng tôi có lẽ chẳng có gì khác ngoài những hàng lưu bút, những dòng nhật kí theo năm tháng và là cả những món quà nho nhỏ lưu niệm dành tặng cho nhau của những cô cậu học trò nhí nhố. Chúng tôi cũng duờng như là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Chúng tôi đặc biệt là thế đấy, luôn gắn liền với tuổi học trò. Và tôi không biết từ bao giờ, mọi người xem chúng tôi là một biểu hiện của mùa hạ, của một thời học trò. Và cũng tự khi nào … loài phượng vĩ chúng tôi còn có một biêt danh khác, một tên gọi khác: “Hoa học trò”?
TB:
Lòai phương vĩ chúng tôi cũng có nhiều tên lắm đấy. Ngòai những cái tên độc đáo, đầy ấn tượng như là xoan Tây, điệp tây, hoa nắng, chúng tôi còn có tên khoa học nữa cơ. Tên khoa học của chúng tôi là Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ, Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Loài chúng tôi đa số sinh sống và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nhưng vẫn có thể kiên cường chống chọi với điều kiện khô hạn và sống được cả những nơi đất mặn. Tôi nghe cha tôi kể lại rằng, tổ tiên của tôi có nguồn gốc từ Madagascar cơ đấy. Tại đó con người ta tìm thấy tổ tiên chúng tôi trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Thế là từ đó, dòng họ của tôi đã đuợc tận hưởng một chuyến du lịch đến khắp mọi nhiệt đới trên thế giới, nhất là Đông Nam á và châu mỹ latinh. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên chúng tôi được so sánh như những đốm lửa ấm nóng chói chang giữa rừng chăng ? Tôi chỉ được biết rằng, mầu đỏ thắm của chính lòai hoa chúng tôi đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico. Tại Việt Nam, chúng tôi được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và dần được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường hoc.

Chúng tôi thuộc vào loại thân mộc, có thể cao lên đén từ 5-12 mét với những tán lá xòe rộng và dày đặt như một chiếc dù khổng lồ. Mỗi cành lá dài khỏang 20-40 cm, dày đặc những chiếc lá kép li ti có màu lục hơi nhạt đặc trưng, nhỏ nhỏ xinh xinh như những chiếc lông chim. Những bông hoa màu đỏ thẫm lượn theo những đường cong mềm mại, mỗi cánh có thể dài tới 8 cm , 5 cánh hoa xòe rộng như những chiếc chong chóng sắp quay. Hoa có 4 cánh có màu đỏ thẫm rực rỡ với cánh thứ năm mọc thẳng, hơi quăn góc, lấm chấm những đốm đỏ đậm, lớn hơn một chút và có phần thô hơn 4 cánh kia. Bên trong những chiếc cánh hoa ấy chính là bầu nhụy và có những cành nhị dài có phấn hoa màu vàng với hương thơm thoang thoảng, thư thái, an lành nhưng đượm đầy sự quyến rũ khiến các loài ong bướm mê mẩn. Đến khi hoa tàn, từ những đài hoa nhỏ nhắn đấy lại mọc ra những trái phượng dẹp, dài đến 60cm và rộng chừng 5cm, khi chin có màu đen thẫm và vỏ cứng bao bọc những hạt phượng màu nâu thẫm bên trong. Chính nhờ có được những phẩm chất ngoại hình trời phú như vậy nên lòai phượng vĩ tôi đây vô cùng tự hào vì còn được ví von như là lòai cây nhiều màu sắc nhất trên thế giời. Những bông hoa đỏ rực rỡ sáng chói trong nắng cùng với nhị vàng hòa lẫn với những màu xanh lục của lá cây làm lòai phưọng chúng tôi lộng lẫy một cách giản dị vô cùng mà không thể nhầm với lòai nào khác cả.

Đối với các cô cậu học trò, loài phượng chúng tôi cũng đặc biệt lắm chứ. Chúng tôi ghi lại dấu mốc quan trọng của mỗi cô cậu học sinh.Khi chúng tôi bắt đàu chớm nở là thời điểm của mùa thi cuối năm, dù các bạn có thành công hay thất bại thì điều đó vẫn đem lại cho các bạn những bài học vô cùng quý giá khiến các bạn trưởng thành hơn.Những bông hoa của tôi còn đựoc các bạn hái để ép thành những con bứơm vào những trang nhật kí, trang sách; nhị của bông hoa các bạn hái để chơi những trò chơi ngộ nghĩnh như “đá gà”; tán lá giúp che nắng, che mưa cho các cô cậu học trè vào những ngày hè oi bức hay những ngày mưa tầm tả; thân cây chúng tôi để các bạn khắc lên những dấu ấn kỉ niệm thân thuơng lưu đọng theo năm tháng; quả của chúng tôi còn đựơc một số bạn nam tinh nghịch hái để chơi đánh kiếm;... Và khi chúng tôi đã nở rộ thì có lẽ cũng đã đến thời điểm các bạn phải xa lìa nhau. Ôi, mới nghĩ đén thôi tôi cũng đã cảm thấy nao long rồi. Năm nào cũng vậy, tuy đã quen nhưng tôi vẫn không thể nào tránh đựoc cảm giác xao xuyến khi thấy các bạn chia tay. Các bạn cùng tặng nhau những món quà lưu niệm nho nhỏ, trao cho nhau những loìư chúc tốt đẹp và những lời chia tay thấm đẫm những nỗi buồn của các cô cậu học sinh, như không muốn xa lìa. Tuy vậy, đén đầu tháng năm, thời kì chúng tôi ra hoa đẹp nhất, tôi lại đuợc chứng kiến các cô cậu học trò gác qua những nỗi buồn và lục đục cho những ngày hè sôi động đang đón chờ khiến tôi cũng phấn khởi theo. Ngoài ra, trong đời sống con ngừỏi sao có thể thiếu tôi đuợc chứ: quả khô dung để làm củi này, gỗ đuợc dùgn trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, vỏ và rễ còn dung để làm thuốc để chữa một số bệnh, … và còn vô vàn những lợi ích khác. Ở Việt Nam, vào những dịp hè về, nếu có dịp ghé qua Hải Phòng, các bạn sẽ thấy một thành phố mang mác đầy những sắc đỏ của hơn 9000 những người anh em tôi được gieo rải khắp thành phố. Hay mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ để mọi người cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng?
KB
Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ chúng tôi sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Dưới các mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là chúng tôi cũng đã lần lượt chứng kiến lũ học trò đang dần trưởng thành và rời xa những mái trường. Chúng tôi khắc ghi lại bao nhiêu dấu ấn kỉ niệm buồn vui học trò, từ những ngày tháng vui đùa bên nhau cho đến khi xa lìa, …. Cũng hạnh phúc lắm chứ. Có lẽ vì thế mà biết bao người, từ châu Âu đến châu Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho chúng tôi, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".

Bài làm

~ Mik chỉ lập dàn ý cho bạn tự làm thôi nha. ~

A. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng hay danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

B. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

# Học tốt #

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

SORRY NHIỀU ...

7 tháng 9 2021

Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.

 

20 tháng 9 2016

1/ Mở bài: 

Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam...

2/ Thân bài

a) Miêu tả

- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc

- Thân chúi hình cột dc cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.

- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nỗi

- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.

- Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 -> 

Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.

- Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .

- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm .

- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tìa, mỗi lớp ôm âp những đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành những nải chuối.

- 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy 

- Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.

b) Đặc điểm

- Thích nghi với khí hậu nhiệt đới 

- Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ

- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi

- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã

- Phân loại chuối: Nhiều ko kể xiết

- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với ng` phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp.

- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi

- Chuối ngự : quả to, thịt chắc, dẻo & thơm

- Chuối cau : quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươi

- Chuối hột : trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu

* chuối kiểng: ko trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp. 

3/ Công dụng

- Cống hiến tất cả cho con người

- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon , nếu ko có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.

- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chúi làm cám cho heo ăn

- Lá chuối gói thực phẩm

- Quả chuối là ngồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh , kẹo

- Quả xanh ( chuối chat ) xắt lát ăn với món cuốn

- Chuối hột : chữa bệnh sạn thận, tiểu đường

- Làm mặt nạ, dưỡng da

4/ Đời sống

- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa 

- Nhân dân liên tưởng hình ảnh chuối chín cây như người mẹ:

“ Mẹ già như chuối chín cây “………….

- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê 

- Để trồng, hữu dụng

20 tháng 9 2016

Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam

. Thân bài:

- Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).

- Đặc điểm của chuối:

+ Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt.

+ Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất.

+ Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. 

- Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác. 

- Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau

+ Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp.

+ Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc. 

- Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối:

+ Dùng để gói bánh.

+ Làm thức ăn cho gia cầm.

+ Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt. 

- Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.

- Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín. 

- Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.

- Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.

  - Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.