Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
- Xác định đề tài, mục đích viết
- Lập dàn ý
- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.
Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.
Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.
Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"
Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.
Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:
"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"
Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.
Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.
Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:
"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".
Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".
Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.
Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.
Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.
Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.
Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.
Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.
Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.
Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.
Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.
Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.
Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.
Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.
Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.
Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.
Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.
Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.
* Giải thích
- Lời nhận xét của Thế Lữ: “nhân từ”: hiền lành, thương người, “yên ủi”: làm dịu những đau khổ, muộn phiền
=> Khi đọc “Dưới bóng hoàng lan”, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thương giữa người với người và sự vỗ về, an ủi từ tác giả.
* Chứng minh
- Tình yêu thương
+ Tình cảm trân trọng Thanh dành cho quê hương
+ Tình cảm biết ơn, hiếu kính Thanh dành cho bà
+ Tình yêu trong sáng Thanh dành cho Nga
- Sự an ủi
+ Tác giả khiến bạn đọc cảm thấy yên bình, nhẹ nhõm khi đọc tác phẩm và tràn đầy niềm tin vào tình yêu của con người
1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.
Đã từng một thời, văn học Việt Nam được biết tới như những con thuyền chở đầy ý chí và khát vọng cao đẹp của người đương thời, đó là những áng thi ca trung đại đầy hào sảng, hùng tráng. Bởi vậy chăng mà cứ mỗi lần từng tiếng thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão) vang lên, hiện lên trước mắt ta luôn là hình ảnh người tráng sĩ thời đại Lý – Trần với hùng tâm tráng chí sôi nổi, như những bức tượng đài đẹp nhất đại diện cho cả một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam: thời đại Đông A.
Là một vị tướng tài ba từng gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Trần, Phạm Ngũ Lão hiểu rõ hơn ai hết tấm lòng thiết tha với non sông và khao khát giữ vững độc lập chủ quyền nước nhà của tướng quân và nhân dân. Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang dốc sức thực hiện kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai, cần có một liều thuốc tinh thần tiếp thêm sức mạnh để quân dân từng ngày cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ đất nước; “Thuật hoài” ra đời cũng vì lẽ đó. Đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt, được viết dưới ngòi bút của con người có tầm vóc lớn lao, bài thơ dù chỉ là một trong hai tác phẩm của Phạm Ngũ Lão còn lưu lại, song cũng đủ để ghi danh tác giả cho tới tận muôn đời.
Hai câu thơ đầu là những nét phác họa đầu tiên về chân dung người tráng sĩ Đông A:
Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Bằng lối vào đề trực tiếp, trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã dựng lên hình ảnh người tráng sĩ thời Trần mang vẻ đẹp của con người thời đại: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chỉ qua một hành động “hoành sóc”, người tráng sĩ hiện lên với tư thế đầy oai hùng và kiên cường, ngay thẳng, vững vàng. Sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang giữa không gian rộng lớn của “giang sơn” và dòng thời gian dài trôi chảy “kháp kỉ thu”, người ấy mang vẻ đẹp của những đấng anh hùng từng trải, với kinh nghiệm già dặn đã được tôi luyện mỗi ngày. Vận mệnh và sự bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc tồn tại. Câu thơ tỉnh lược chủ ngữ ngắn gọn mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình ảnh duy nhất của một con người duy nhất, mà là tầm vóc hào sảng của biết bao con người thời đại, là không khí sôi sục của đất trời Đông A.
Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao đến vậy, với khí thế hùng tráng: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Cách nói ẩn dụ ước lệ quen thuộc trong thi pháp thơ ca trung đại với phép phóng đại “tam quân tì hổ" cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về đội quân “sát thát” của nhà Trần, với khí thế dũng mãnh, kiên cường. Cụm từ "khí thôn ngưu” có thể hiểu là khí thế của đội quân ra trận với sức mạnh phi thường đến mức có thể “nuốt trôi trâu”, cũng có thể hiểu khí thế ấy sôi sục tới độ át cả sao ngưu, sao mai. Trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà Trần có thể sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đó là niềm tự hào của một con người được sinh ra trong một đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà. Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại, rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp dân tộc càng tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần. Hai câu thơ đầu tiên vang lên, Phạm Ngũ Lão không chỉ cho ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vị anh hùng thời đại, mà là vẻ đẹp muôn thuở của một dân tộc anh hùng.
Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh, nhà thơ giúp người đọc đi sâu hơn để khám phá tâm thế vững vàng với hùng tâm tráng chí bên trong những tráng sĩ:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
Với người quân tử trong xã hội phong kiến đương thời, chí làm trai là phẩm chất không thể thiếu. Ta từng nhớ đã đọc những câu thơ nhắc đến món nợ công danh của các đấng nam nhi:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Đoàn Thị Điểm)
Hay:
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
(Nguyễn Công Trứ)
Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đất nước đang bị lăm le xâm chiếm bởi giặc ngoại bang, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để bảo vệ trọn vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân. Nói khác đi, hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói khát khao đáng giặc cứu lấy non sông. Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất ấy không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được tỏa ra từ chính trái tim, thốt lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang sôi cháy, rực lửa.
Để rồi, nợ công danh chưa trả hết, và người đời lại “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Câu thơ gợi lại một câu chuyện cổ về bậc anh tài Gia Cát Lượng từng giúp hình thành thế chân vạc Tam Quốc, giúp Thục – Ngô chống Tào… Người tướng sĩ thấy hổ thẹn bởi công lao của mình vẫn chưa đáng bao nhiêu so với Tôn Tử, song đó lại là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu. Ngũ Lão từng là một trong những vị tướng tài ba nhất của nhà Trần, làm tới chức Điện súy thượng tướng quân, vậy còn điều gì khiến người còng hổ thẹn? Rằng, đó không chỉ là nỗi thẹn, mà là niềm khao khát vươn tới những đỉnh cao, vươn tới những tầm vóc rộng lớn hơn nữa. Có những cái thẹn khiến người ta trở nên bé nhỏ, có những cái thẹn khiến cho người ta khinh, nhưng cũng có những cái thẹn cho người ta thấy được cả một tầm vóc lớn lao và ý chí mãnh liệt; cái thẹn của người tráng sĩ thời Trần là cái thẹn như thế.
“Thuật hoài” lấy tiêu đề dựa theo một mô-típ quen thuộc trong văn học trung đại, bên cạnh “Cảm hoài” của Đặng Dung, hay “Tự tình” của Hồ Xuân Hương,… những bài thơ bày tỏ nỗi lòng của người viết. Với “Tỏ lòng”, đây là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão, cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh.