Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mik chỉ nói 1 từ:"dàiiiiiiiiiiiiiiiiii"
in chào tất cả mọi người, ta là công chúa Mị Nương, vợ của Sơn Tinh. Ngày hôm nay, ta muốn kể cho mọi người cùng nghe về cuộc đời của mình.
Ta là con gái của Vua Hùng, từ nhỏ đã được mọi người ngợi khen là xinh đẹp, hiền dịu. Đến tuổi cập kê, vua cha quyết định tìm cho ta một tấm chồng thật tốt, nên đã tổ chức hội kén rể. Nhiều chàng trai từ khắp nơi kéo đến để thử vận may. Tuy nhiên, qua nhiều lần thử thách của cha ta, thì chỉ còn lại hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai chàng đều khôi ngô, vạm vỡ, lại có tài phép thần thông. Người thì có thể dời non lấp bể, người thì có thể hô mưa gọi gió. Cả hai ngang sức ngang tài khiến vua cha không biết phải làm sao. Thế là, ngài tổ chức họp bàn với các quan đại thần. Và đưa ra thử thách cuối cùng là giao nộp sính lễ theo yêu cầu “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Nghe xong, cả hai chàng trai đều ngay lập tức lui về chuẩn bị.
Tối hôm đó, ta thao thức mãi không ngủ được vì không biết mình sẽ được gả cho ai. Đến tờ mờ sáng hôm sau, khi gà còn chưa gáy, ngoài cổng thành đã có tiếng reo hò rộn ràng. Thì ra Sơn Tinh đã mang đầy đủ sính lễ đến để hỏi cưới ta. Vậy là theo như ước định, ta trở thành vợ của Sơn Tinh. Nhìn chàng khôi ngô tuấn tú, ta cũng rất vui lòng. Sau khi hôn lễ diễn ra, ta từ biệt vua cha, theo chồng về núi Tản Viên.
Nào ngờ, vừa đi được nửa đường, thì có một cơn lũ lớn lao mạnh về phía chúng ta. Cơn lũ ấy đem theo gió lốc, mưa bão càn quét qua thành trì, nhấn chìm cả thành Phong Châu. Mà kẻ gây ra cơn đại họa ấy chính là Thủy Tinh - kẻ đến sau nên không thể cưới được ta. Nhìn quê hương đang oằn mình trong gió bão, ta đau khổ và sợ hãi vô cùng. May sao, chồng của ta đã đứng ra để ngăn cản tất cả. Chàng dời núi đắp đê, nâng đất lên cao chống lại mưa gió. Cuộc đấu dằng co liên tục mấy ngày đêm, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức đành phải rút quân. Còn vợ chồng ta thì trở về quê nhà trong sự hân hoan chào đón của bà con.
Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước tấn công chúng ta, nhưng lần nào cũng thất bại trước sức mạnh và sự đoàn kết của tất cả mọi người. Còn ta thì vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên người chồng Sơn Tinh của mình.
Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tíchChào mọi người, ta là một chú chim phượng hoàng sinh sống ở vùng đảo xa trên biển. Ngày hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện thú vị mà ta gặp được khi đến đất liền dạo chơi.
Hồi đó, ta vừa trưởng thành nên quyết định vào đất liền dạo chơi. Khi đang bay lượn, ta chợt phát hiện một cây khế vô cùng sai trái. Quả nào cũng to tròn, mọng nước, thơm lừng. Thế là, ta liền sà xuống và ăn quả. Ăn một quả, ta lại càng muốn ăn quả thứ hai. Cứ thế, suốt mấy hôm liền, cứ lúc nào khát nước thì ta sẽ ghé thăm cây khế này. Bỗng một hôm, khi đang vui vẻ ăn khế, ta lại nhìn thấy một bóng người thập thò đằng sau lưng. Thì ra đó là người đã trồng cây khế. Trông anh ta có vẻ như muốn nói điều gì, thế là ta đã dừng lại để chăm chú lắng nghe.
Nghe kể mới biết, người đàn ông này có số phận rất tội nghiệp. Anh ta có một người anh trai rất lười biếng và tham lam. Sau khi cha mất, anh trai đoạt hết gia sản, đất đai, chỉ cho anh ta một túp lều cũ và cây khế ngọt này thôi. Quanh năm, vợ chồng anh ta đi làm thuê kiếm tiền sinh sống và chăm bẵm cây khế. Nay thấy cây ra trái nhiều, thì hái mang ra chợ bán. Nào ngờ ta hôm nào cũng đến ăn, khiến trái thiếu đi rất nhiều. Nghe anh ta giãi bày, ta xấu hổ lắm. Thế là ta quyết định sẽ mang anh ta ra nhà của mình để lấy vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, hai vợ chồng anh ta trở nên giàu có, mà ta cũng thoải mái ăn khế ngon.
Ít lâu sau, khi ta đến thăm, thì chủ của cây khế đổi thành người anh tham lam, lười biếng kia. Lúc đầu, ta không để ý đến hắn. Nhưng thấy hắn ngày nào cũng kể lể về hoàn cảnh, ta cũng đành dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng như người em. Ngờ đâu, hắn may một cái túi những mười hai gang. Đã thế, hắn còn cố nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Thế là, hắn trở nên nặng như một ngọn núi nhỏ. Ta cố mãi mới bay lên trời được. Giữa đường thì gặp cơn mưa dông kéo qua, khiến ta chao đảo, rớt xuống biển rộng. May sao, ta vùng dậy kịp, bay trở lại bầu trời, còn tên tham lam kia thì bị sóng cuốn đi đâu mất. Thật xứng đáng cho một kẻ như hắn!
tham khảo
https://vndoc.com/viet-bai-van-dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-cay-tre-tram-dot-257917
tk
Tôi là một anh nông dân nghèo bình thường như bao người khác. Nhưng tôi vẫn luôn tự hào về bản thân mình vì có tính tốt bụng, chăm chỉ và khỏe mạnh hơn người.
Một ngày nọ, khi đến làm ở nhà phú ông, tôi đã được ông hứa gả con gái cho nếu chịu làm ba năm cho nhà ông mà không lấy tiền công. Vốn đã phải lòng con gái phú ông lâu nay, tôi liền đồng ý mà không cần suy nghĩ gì cả. Trong ba năm ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, không quản ngại nắng mưa. Rất nhiều tài sản đã được tôi tạo ra, chất đầy trong kho khiến phú ông thích lắm.
Đến kì hạn, phú ông gọi tôi ra, yêu cầu tôi về chuẩn bị sính lễ là một cây tre trăm đốt để hỏi cưới con gái ông. Tuy khó khăn, nhưng thấy ông kiên quyết, tôi cũng đành khăn gói đi ngay. Tìm biết bao ngọn đồi, khu rừng mà vẫn không thấy cây tre nào có nhiều đốt như thế cả. Tôi bất lực ngồi gục xuống. Đúng lúc ấy, ông Bụt hiện lên, dạy cho tôi câu thần chú kì diệu. Với câu thần chú ấy, tôi có thể dính một trăm đốt tre vào với nhau thành cây tre trăm đốt.
Tìm được sính lễ, tôi phấn khởi trở về nhà. Ngờ đâu, ở trên sân lại đang tổ chức đám cưới linh đình của con gái phú ông và tên nhà giàu khác. Phẫn nộ vô cùng, tôi xông vào, đọc thần chú tạo nên cây tre trăm đốt, rồi gắn cả tên địa chủ xảo trá vào đó. Tên thông gia kia muốn giúp ông ta cũng bị dính vào luôn. Phải đến khi tên địa chủ chịu xin lỗi và thực hiện lời hứa, tôi mới tha cho.
Sau lần ấy, tên địa chủ không dám lừa gạt tôi nữa. Như đã hứa, hắn gả con gái cho tôi. Cả hai vợ chồng tôi cùng nhau chung sống hạnh phúc dưới mái nhà ấm êm.
tham khảo :
Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:-Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:-Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:-Làm sao con khóc giữa rừng vậy?Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:-Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:-Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:-Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Cô bé quàng khăn dở
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet. Cô định vào quán net để chơi Liên quân thì nhớ lời mẹ dặn : khi về mẹ con mình solo game sau.
Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.
Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:
- Bà ơi, sao tai bà to thế?
- Để bà nghe ngóng được nhiều.
- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?
- Do bà hay cúi trước người khác đấy.
Cô bé vẫn còn thắc mắc:
- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?
- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.
Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.
- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?
- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.
Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:
- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?
- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít "nhất dạ cửu giao".
Cô bé lại hỏi:
- Bà ơi, sao mồm bà to thế?
- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.
Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:
- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?
Lão sói thong thả:
- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.
- Thế sao bụng bà to thế?
- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.
Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.
Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.
Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
Cô bé quàng khăn đỏ về nhà thủ thỉ nói : đáng lẽ ra mình nên ở trong bụng con sói vì ở đó ko phải đi học nhỉ.
Tôi clà bà ngoại cô bé quàng khăn đỏ.Đến 1 hôm nọ, mẹ cô dặn cô đem bánh mà mẹ cô vừa làm xong sang biếu tôi. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ cô có đặn cô rất kĩ:
– Đường vòng qua rừng rất nhiều chó sói, nên con đi thì hãy đi đường thẳng để tránh bị chó sói ăn thịt.
Cô bé dạ dạ vâng vâng mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà tôii. Trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, nhiều con bướm với đôi cánh thật đẹp với đủ mọi sắc màu, quên lời mẹ đã dặn cô bé tung tăng đi theo đường rừng. Cô bé đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:'mẹ cô bảo ko được đi đường vòng cơ mà?''
Không nghe, cô bé không trả lời Sóc. Cô nhất quyết không nghe lời mẹ dặn và lời khuyên của Sóc nên vẫn cứ đi đường vòng qua rừng. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Con chó Sói rất to lớn tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ầm ầm hỏi cô:
– Này, cô bé quàng khăn đỏ, cô đang tung tăng đi đâu thế?
Thấy chó Sói đang ở trước mặt mình và hỏi, cô bé cũng rất sợ hãi, nhưng mà cô cũng đành phải mạnh dạn trả lời câu hỏi của chó Sói :
– Tôi đang đi sang nhà bà ngoại tôi để tặng bà ngoại giỏ bánh mà mẹ tôi mới làm xong.
Chó sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: À, hóa ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu mới được. Mưu tính trong bụng vậy cho nên chó Sói lại hỏi cô bé:
– Nhà bà ngoại cô ở nơi đâu, có còn xa không cô bé?
Cô bé quàng khăn đỏ đáp:
– Nhà bà ngoại tôi ở tại bên kia khu rừng này. Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.
Nghe xong, chó Sói thôi chưa ăn thịt cô bé mà nó chạy thẳng 1 mạch tới nhà tôi. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy tôi nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong tôi nó lên giường đắp kín chăn giả vờ tôi đang ốm.
Vì chó sói chưa ăn thịt cô bé ngay lúc còn ở trong rừng nên cô bé đã đến được nhà tôi. Khi đến cô bé thấy chó Sói đắp chăn kín người nằm ở trên giường, cô bé quàng khăn đỏ tưởng là tôi đang bị ốm thật, cô cất tiếng hỏi:
– Bà của cháu ơi! Bà ốm lâu chưa bà?
Sói không đáp lại cô bé, nó vẫn chùm chăn kín mít giả vờ rên hừ…hừ
– Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang chút bánh mới làm sang biếu bà.
– Vậy à, thế cho bà cảm ơn hai mẹ cháu. Cháu ngoan của bà lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đó chạy tới bên cạnh giường, thấy lạ cô bé hỏi:
– Bà ơi, sao cháu thấy tai bà hôm nay dài thế?
– Tai bà dài để có thể nghe được cháu nói rõ hơn, con sói đáp lại cô bé
– Bà ơi, hôm nay mắt bà nhìn to và đen thế ?
– Mắt bà to để bà có thể nhìn ngắm cô cháu gái xinh đẹp của bà được rõ hơn,
Cô bé thấy lạ lẫm nên hỏi tiếp:
– Bà ơi, vậy sao hôm nay cháu thấy mồm bà to thế ?
– Mồm bà to để bà có thể ăn thịt cháu ngon lành
Nói xong, con sói tung chăn chồm dậy lao vào vồ lấy cô bé ăn thịt. May đúng lúc đó, có bác thợ săn đi ngang qua, sẵn có chiếc búa trong tay bác phang ngay một cú trời giáng vào đầu con sói. Bị trúng đòn con sói gian ác lăn quay ra chết. Biết con sói vừa ăn thịt tôi, bác nhanh tay lấy con dao trong bếp mổ bụng con sói kịp thời cứu được tôi. May mắn, cả hai bà cháu thoát khỏi nạn này.thật may cho chúng tôi.
Từ ấy trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.
TK MK NHA. ~HỌC TỐT~
Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
mik chưa chắc đúng
I. Mở bài:
- Nêu tên: Người ta âu yếm gọi tôi là cây tre, một cái tên giản dị để phân biệt với những loại cây khác.
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ của bản thân:
"Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh"
(Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chỉ biết từ lâu tôi đã gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam).
II. Thân bài:
1. Sự tồn tại:
- Tôi có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, được trồng trên bờ ao, trên bờ sông hiền hòa, thơ mộng "Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Nước gương trong soi tóc những hàng tre", thậm chí họ hàng nhà tôi còn được trồng ở nơi cằn cỗi nhất "Ở đâu tre cũng xanh tươi - Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu".
- Đâu đâu cũng thấy bóng tre: Từ thôn xóm bản làng đến những mái đình, mái chùa cổ kính... "Bóng tre trùm mát rượi". Thậm chí tôi còn được ưu ái làm một người lính trông giữ lăng Hồ chủ tịch - con người vĩ đại của nước Việt Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát".
2. Đặc điểm:
- "Thân gầy guộc, lá mong manh" - Nguyễn Duy.
- Lá nhỏ, thuôn, dài, màu xanh lục, lá già chuyển màu vàng tươi, khô dần và rụng xuống.
- Khi rụng, lá rơi theo gió, hững hờ, lượn mấy vòng, xoáy rồi rớt xuống con kênh như chiếc thuyền nan trôi theo dòng nước.
- Thân thẳng như ý chí kiên định của người Việt Nam. Thân màu xanh, có nhiều đốt (như minh chứng cho câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" của người xưa).
- Cây tre thể hiện sự quần tụ: được trồng thành từng bụi, không mọc riêng rẽ, khăng khít, gắn bó truyền kiếp.
- Cây con được gọi là măng,thân mang nhỏ, có lá bọc bên ngoài "có manh áo cộc tre nhường cho con"=>thấy được tinh thần "tương thân tương ái" và hình tượng "tre già măng mọc" trở thành biểu trưng cho sức sống bất diệt.
3. Tác dụng:
a, Trong kháng chiến:
- Tre trỏ thành vũ khí lợi hại:giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh: Hình ảnh Thánh Gióng nhổ khóm tre bên đường đánh tan giặc Ân trong văn học dân tộc như là minh chứng cho sức mạnh của dòng họ nhà tre.
- Tre được sử dụng làm chông, làm gậy, bẫy ngăn quân thù.
b, Trong thời bình:
- Là bóng mát, nơi nghỉ chân của những người làm đồng mệt mỏi,
- Làm chắt đánh chuyền của trẻ nhỏ.
- Làm điếu cày.
- Làm sáo, tiêu...dụng cụ âm nhạc.
- Làm vật dụng thông thường: tăm tre, đũa tre...
- Làm lạt gói bánh chưng.
...
III. Kết bài:
Vì cuộc sống của tôi gắn liền với cuộc đời của con người Việt Nam vì vậy tôi trở thành biểu trưng cho tình yêu, lòng thủy chung, và sức sống đời đời bất diệt:
"Mai sau...mai sau...mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
Tham khảo:
Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.
Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.
Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.
Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.
Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.
Em tham khảo (Lời của Sơn Tinh):
Ta là Sơn Tinh, vị thần trị vì ở vùng núi Tản Viên. Hôm nay, nhìn lại cảnh bình yên của đất nước, ta lại nhớ đến lần cầu hôn nàng Mị Châu xinh đẹp, vợ của ta bây giờ. Ta lại nhớ đến cuộc chiến khốc liệt với Thủy Tinh với những khó khăn, thử thách.
Câu chuyện bắt đầu từ lời kén rể của Hùng Vương thứ mười tám. Vua Hùng có người con gái Mị Nương, vô cùng xinh đẹp và nết na nên muốn tìm cho nàng người chồng xứng đáng. Lúc ấy, ta nghe khắp thành Phong Châu dân chúng đều xôn xao bàn tán, ai sẽ là phò mã. Ta đem lòng mến mộ nàng Mị Nương từ lâu, nên thấy đây là cơ hội hiếm có để hỏi nàng làm vợ. Ta tức tốc đến thành Phong Châu. Lúc ra mắt nhà vua, trong tất cả các đối thủ, ta thấy có chàng Thủy Tinh tướng mạo khôi ngô, tài giỏi. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhà vua phân vân, không biết chọn ai cho con gái, nên đã gọi các quan tướng và họp mặt. Sau thời gian suy nghĩ khá lâu, cuối cùng nhà vua đưa ra quyết định: “Sáng mai, ai mang sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa” .Ta và Thủy Tinh đồng thanh hỏi nhà vua: “Dạ, bẩm sính lễ gồm những gì?”. Vua Hùng uy nghi trả lời: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mồi thứ một đôi.”
Nghe xong những lễ vật vua yêu cầu, ta thở phào nhẹ nhõm vì tất cả đều là sản vật trên rừng dễ tìm kiếm. Ta cáo biệt nhà vua, rồi nhanh chóng trở về, tức tốc sai quân đi tìm đủ sính lễ. Sáng hôm sau, cả thành Phong Châu còn chìm trong mờ sương, ta đã mang đầy đủ lễ vật đến rồi xin vua Hùng đón nàng Mị Nương núi Tản. Ta rời đi không bao lâu, thì đoàn tùy tùng phía sau bỗng dưng cấp báo, vì thấy phía sau nổi lên giông tố, bão bùng cây cối nghiêng ngả. Thấy có sự bất bình, ta liền hóa phép thuật xem có chuyện gì xảy ra. Ta bay lên trên đỉnh núi cao nhìn xuống, thấy Thủy Tinh đùng đùng nổi giận đang hô mưa gọi gió di chuyển về phía núi Tản Viên. Vậy là Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ nên tức giận đuổi theo ta trả thù. Ta nhanh chóng hóa phép, bốc từng ngọn đồi di chuyển từng ngọn núi để chặn dòng nước lũ của Thủy Tinh. Trận chiến càng về sau, càng khốc liệt cả thành Phong Châu chìm trong biển nước, ta sai quân cho di dời người dân lên chỗ cao. Sức chiến đấu của Thủy Tinh, về sau yếu đi, còn ta không hề nao núng. Thủy Tinh kiệt sức, không thể cầm cự lại được bèn rút quân về.
Nhiều năm sau, Thủy Tinh vẫn ôm mối hận trong lòng nên vẫn dâng nước khiêu chiến với ta nhưng đều thất bại. Người dân thành Phong Châu đời này qua đời khác rút ra được nhiều bài học để chống lại những lần Thủy Tinh nổi giận, để cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Tham khảo:
Ngày xửa ngày xưa, cái "ngày xửa ngày xưa" ấy, cách nay khoảng bốn nghìn năm có lẻ. Thuở ấy Trái Đất còn hoang sơ lắm. Trên bờ muông thú chạy tung tăng, chim chóc líu lo ca hát. Dưới nước cá từng đàn bơi lội nhởn nhơ.
Ta tên là Âu Cơ, con gái út Thần Nông - vị thần được giao đảm nhiệm công việc trồng cây trên thiên đình và coi sóc việc nhà nông dưới trần gian. Được cha mẹ cưng chiều, ta thường cùng các chị em tiên nữ xuống trần gian du ngoạn ngắm cảnh đó đây.
Một lần, đang tung tăng bên bờ suối mát, ta bất chợt trông thấy một trang tuấn kiệt. Trông chàng thật khôi ngô, tuấn tú với chiếc vòng ngọc trai lấp loá, răng trắng như ngà voi, thân hình dẻo dai như cá mập đang bơi lội. Giọng chàng âm vang như tiếng chuông, đôi mắt thăm thẳm như sóng nước biển khơi. Khỏi cần nói ta đã bối rối như thế nào. Ta định trốn vào sau lưng mấy cô bạn nhưng chàng đã trông thấy, liền tiến đến bắt chuyện. Tên chàng là Lạc Long Quân, con trai Thần Long Nữ, chủ nhân của biển khơi.
Hôm sau chàng lại đến, không quên mang theo rất nhiều trai ngọc để làm quà. Mấy nàng tiên thoáng cái đã biến đâu mất, để ta ở lại một mình. Muốn chạy trốn mà sao chân bước không nổi. Chúng ta kết hôn rồi cùng nhau sống những ngày tháng hạnh phúc ở cung điện Long Trang.
Chẳng bao lâu ta có mang. Chàng mừng lắm. Chẳng ngờ khi sinh ra lại chỉ thấy một cái bọc, trong bọc có trăm trứng. Một hôm, chúng ta ra ngoài, khi về gần đến nhà bỗng nghe tiếng trẻ nô đùa, cười nói ầm ĩ. Đến nơi thì chao ôi! cả một đàn đúng một trăm đứa trẻ đang chạy nhảy và cười đùa. Bọc trăm trứng của ta đã nở thành trăm con. Có một đứa đã vui, bây giờ niềm vui được nhân lên đúng một trăm lần.
Những đứa trẻ lớn nhanh vùn vụt. Thoáng cái, chúng đã thành những chàng trai dũng mãnh.
Cuộc sống tưởng như hạnh phúc trọn vẹn của ta bắt đầu có nỗi buồn, đó là chồng ta nhớ biển đến bần thần, rồi chàng về lại thủy cung, để ta ở lại với bầy con, ngày đêm trông ngóng. Ta nhắn chàng đến hỏi:
- Tại sao chàng không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?
Chàng nói hai chúng ta, kẻ giống Rồng, người dòng Tiên tập quán khác nhau, không thể chung sống lâu dài. Nay chàng đưa năm mươi con xuống biển, ta đưa năm mươi con lên rừng. Kẻ miền ngược, người miền xuôi nhưng khi có việc phải giúp đỡ nhau. Ta nghe cũng thấy phải.
Cuộc chia tay đầy lưu luyến và bịn rịn. Ta nhìn theo cha con chàng đi tận phía xa, lòng tràn ngập yêu thương.
Con trai cả ở lại cùng ta, được phong làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Thông lệ cứ đời sau thì con trưởng lại lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương thứ hai, thứ ba... Tất thảy trải qua mười tám đời như vậy.
Lại nói về những đứa con. Sau khi chia tay cha mẹ, chúng toả đi khắp nơi, lập thành các bộ tộc, dần dần nói những thứ tiếng khác nhau, phong tục, thói quen cũng khác. Dù không mấy khi gặp được nhau nhưng tất cả vẫn luôn nhớ đều là anh em một nhà. Mỗi khi quân giặc bên ngoài kéo đến xâm lược, chúng lại bảo nhau chung sức lại đánh đuổi kẻ thù.
Bởi thế nên trên đất nước Việt Nam ngày nay có tới trên năm mươi dân tộc nhưng tất cả đều là anh em một nhà, đều là con cháu của ta.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo những bài tập làm văn về tác phẩm Con rồng cháu tiên khác mà Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn để giúp các em thêm hiểu về giá trị nội dung, giá trị nhân văn, nghệ thuật mà tác phẩm mang lại. Chúc các em có những bài tập làm văn hay và ý nghĩa.
Bạn tham khảo :
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kỳ sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Bài nói tham khảo
Kính chào thầy cô và các bạn. Tên khai sinh của tôi là...... Tuy nhiên, để phù hợp với chủ đề bài nói hôm nay của mình, Tôi là nhân vật người em trong câu chuyện Cây khế.
Đầu tiên, xin giới thiệu đôi nét về gia cảnh và thân thế tôi như thế này: Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.
Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.
Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.
Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.
Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.
Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.
Trên đây là phần trình bày của tôi, rất mong lắng nghe những ý kiến nhận xét và góp ý của mọi người. Xin trân trọng cảm ơn.
Tham khảo trên mạng ý
Biết bao nhiêu nhân vật đẹp đi theo mãi trong tâm trí em nhưng em nhớ nhất vẫn là hình ảnh anh trai cày trong câu chuyện ” Cây tre trăm đốt” mà bà đã kể cho em nghe. Anh trai cày thật hiền lành và chăm chỉ …Vậy anh có được hạnh phúc không? Hãy nghe em kể lại chuyện đó nhé.
Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”. Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn. Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh
là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: “Tại sao con khóc”. Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: “Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô “khắc nhập, khắc nhập” thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô “khắc xuất, khắc xuất” thì cây lại rời ra”. Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Qua câu chuyện, em thấy “ở hiền gặp lành” còn ngược lại “ở ác gặp ác”. Cái thiện luôn thắng cái ác. Em càng yêu quí cái thiện hơn.