Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Tôi có một người bạn rất thân tên là Huyền. Tình bạn ấy được mười năm rồi. Nhưng cũng đã ba năm kể từ ngày Huyền đi du học ở Pháp cùng gia đình tôi chưa được gặp lại bạn ấy. Tôi rất nhớ Huyền mặc dù chúng tôi vẫn luôn gọi điện cho nhau nhưng tôi luôn mong muốn sẽ được gặp trực tiếp cô ấy. Và rồi thật bất ngờ khi trong cuộc nói chuyện hôm nay Huyền nói ngày mai cô bạn ấy sẽ có mặt ở Việt Nam và hai đứa có thể gặp lại nhau.
Không thể diễn tả nổi tôi đã vui biết nhường nào, nghe Huyền nói xong tôi đã nhảy cẫng và hét lên vì sung sướng. Tôi như không tin vào tai mình! Còn hỏi lại Huyền điều đó có phải là sự thật ko? Và rồi tôi đã hứa ngày mai sẽ đích thân ra tận sân bay để đón Huyền. Cả đêm hôm đó tôi đã không sao kìm nén được niềm vui ấy, tôi đã tưởng tượng ra việc nhìn thấy nhau hai đứa sẽ ôm chầm như thế nào? Có khóc vì xúc động không? Không biết Huyền đã cao hơn tôi chưa bởi lúc đi cô ấy thấp hơn tôi một cái đầu?… Rất rất nhiều suy nghĩ khác nữa. Nhưng gác lại những dòng suy nghĩ đó tôi phải đi ngủ sớm đã để mai có thể tới sân bay đón Huyền đúng lúc. Tôi không thể để cô bạn thân của mình đợi được, người mà Huyền nhìn thấy khi xuống máy bay sẽ phải là tôi.
Sáng tôi dạy thật sớm, tôi háo hức mong được gặp bạn ấy tới mức dù 9h máy bay mới hạ cành nhưng 7h30 tôi đã có mặt ở sân bay. Và rồi đúng 9h loa phát thanh của sân bay đã thông báo rằng chuyến bay của Huyền vừa hạ cánh, tôi liền chạy tới của chờ để đón cô bạn. Khoảng chừng 15 phút tôi đã thấy bóng dáng của Huyền xuất hiện, tôi gọi tên và vẫy tay để cô ấy nhận ra mình. Nhìn thấy Huyền vội dảo bước đi nhanh hơn về phía tôi. Và đúng như những gì tôi đã nghĩ chúng tôi vội ôm chầm lấy nhau, những giọt nước mắt hạnh phúc của hai người bạn thân sau bao ngày xa cách lăn dài. Gạt nước mắt tôi hỏi Huyền rất nhiều câu rằng cậu ấy có khỏe không, về Việt Nam chơi lâu không… mà quên mất không giúp cô bạn xách hành lí. Huyền thấy vậy nắc nẻ cười bảo tôi: “ Bình tĩnh nào Sam, chúng mình về nhà đã, rồi tớ sẽ kể cho cậu nghe nhé”.
Rồi chúng tôi cùng nhau trở về nhà, lúc đó đã là 11 giờ chúng tôi cùng nhau nấu bữa ăn trưa. Tôi đãi Huyền món bánh đa cua đặc sản của Hải Phòng. Sau khi ăn xong, tôi dẫn Huyền vào một căn phòng đã chuẩn bị sẵn để cô ấy có thể nghỉ ngơi chút lát. Chiều tới, tôi cùng Huyền đi mua sắm, đi chơi và dẫn Huyền đi ăn những món ăn vặt mà hồi còn ở Việt Nam hai đứa chúng tôi hay cùng nhau đi ăn sau mỗi giờ học. Vừa ăn chúng tôi lại vừa ôn lại những kỉ niệm xưa: Ngày xưa vì cái thói ham ăn của hai đứa đã oánh chén mấy chục trứng cút lộn, ăn bánh đa, rồi bánh tráng mà khi về nhà hai đứa đều bị tào tháo đuổi. Rồi có lần phải muối mặt ăn chịu ở bu Bảy bán bánh bèo bời hai đứa quên mất tiền ở nhà… Vừa ăn vừa ôn lại kỉ niệm rất vui, hai chúng tôi cười rất hạnh phúc, lâu lắm rồi mới có cảm giác như vậy. Chúng tôi đi chơi với nhau quên cả thời gian, mới đó mà đã là 7 giờ tối rồi, chúng tôi cùng nhau trở về nhà để nấu bữa tối. Tôi thích tự tay làm để đãi Huyền hơn là dẫn cô ấy ra tiệm ăn hàng. Bởi những món ăn tự nấu sẽ chứa đầy thiện ý của bạn dành cho bạn thân của mình. Sau bữa ăn tối chúng tôi cùng nhau xem lại những bộ phim mà hai đứa thích rồi tiếp tục những câu chuyện dài bất tận của hai đứa...
Huyền chỉ ở lại Việt Nam có 7 ngày nhưng đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất của hai đứa chúng tôi. Sau đó tôi tiễn Huyền ra sân bay để cô bạn trở về tiếp tục công việc học của mình. Nhưng chúng tôi cũng không quên hẹn với nhau rằng hè năm sau Huyền sẽ lại trở về Việt Nam chơi lần nữa hoặc tôi sẽ cố gắng tiết kiệm tiền để có thể sang đó thăm Huyền và đi du lịch. Huyền hứa khi tôi sang đó sẽ dẫn tôi đến những nơi tuyệt vời nhất của Pháp.
Em tham khảo:
Tình bạn là thứ tình cảm mà vốn dĩ người ta vô cùng trân quý là tình cảm từ 2 vốn người xa lạ nhưng lại gắn bó với nhau. Chính vì vậy, những cuộc chia xa nào cũng in đậm những nỗi buồn để rồi khi gặp gỡ lại sẽ thấy bao nhiêu vui mừng, hân hoan. Đó cũng chính là cảm xúc của tôi khi được gặp lại người bạn cũ - Linh, sau 3 năm không gặp.
Tôi vẫn nhiws hôm ấy là một buổi chiều thu, những cơn gió nhè nhẹ thổi, mang đến cho ngươi ta cảm giác hơi se se lạnh. Con đường này đã gán bó với tôi, với Linh, với biết bao kỉ niệm của 2 đứa. Nhưng do bố phải chuyển công tác nên Linh cũng phai theo đó mà chuyển trường học. Vừa đi tôi vừa nhớ về những kỉ niệm vui vẻ mà 2 đứa chúng tôi đã từng trải qua.
Đang đi, bỗng nhiên tôi thấy có ai đó khoác tay lên vai mình. Tôi giật mình, có phần hơi hoảng hốt. Lúc tôi định thần kịp quay sang nhìn thì đó chính là một gương mặt thân quen, vẫn nụ cười ấy, vẫn ánh mắt ấy. Trời ơi! Đó chính là Linh, người bạn thân của tôi. Tôi vô cùng xúc động, Linh nhoẻn miệng cười hỏi:
- My có nhớ tớ là ai không?
Tôi đáp:
- Ôi, Linh đây chứ còn ai nữa, tớ làm sao mà quên được cậu
Sau 3 năm gặp lại, tôi cảm thấy những nét vui tươi, hồn nhiên trong tính cách của Linh vẫn còn đó. Linh đã cao hơn một chút, vẫn nước da trắng cùng nụ cười đầy nắng. Hỏi ra một hồi mới biết do tuần này trường của bạn ấy được nghỉ nên bạn muons về quê chơi. Vừa đi đường chúng tôi vừa nói đủ thứ trên đời, từ những kỉ niệm từ ngày xưa, những lần đi học về cho đến chia sẻ cuộc sống mới của nhau. Linh nói:
- Thực sự trong khoảng thời gian đầu mới tới trường mới, tớ cảm thấy rụt rè lắm, vì chưa quen bạn mới, lại còn hơi hụt hẫng nữa vì không còn có cậu bên cạnh. Nhưng bây giờ tớ cũng quen dần rồi, lúc biết tin được nghỉ 1 tuần điều đàu tiên tớ nghĩ đến là về thăm cậu đấy.
Gặp lại Linh tôi cũng rất vui mừng, tôi hỏi han Linh về sức khỏe gia đình bạn ấy, rồi rủ Linh về nhà mình ăn cơm. Hai đứa cứ tíu tít dọc trên con đường về nhà, tiếng nói tiếng cười làm xao động cả một vung im ắng.
Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.
- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.
Thân bài:
- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)
- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+ Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
+ Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.
- Những suy nghĩ của bản thân.
Kết bài:
- Chia tay người lính lái xe.
- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
Tường Vi thân!
Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách...
Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương lại dù đã là buổi xế chiều, những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương, quen thuộc và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa... Mình lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá đỗi thân thuộc này. Có lẽ, dù đã hai mươi năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi...
Đã đến giờ tan trường, mình tạm lánh vào một góc khuất - Vi đoán xem, đó là chỗ nào? Cái gầm cầu thang mà chúng mình thường trốn ngày xưa khi chơi trò ú tim ấy! Ba hồi trống vang lên khiến trống ngực mình cũng rung theo run rẩy. Lũ trẻ ùa ra từ các phòng học, chúng hồn nhiên gọi nhau, cãi nhau, ríu rít đùa nhau, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa ... Màu áo trắng, sao mà nhớ thế! Chỉ một hai năm nữa thôi, ngày chia tay, chúng sẽ giống chúng mình ngày xưa, đưa lưng áo trắng cho nhau ghi dòng lưu bút...
Học sinh đã về hết. Mình tần ngần nhìn lại ngôi trường. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, thoắt cái đã không còn ai, lại trở nên lặng lẽ. Xa xa, nơi góc hồ nước, một cây me cao lớn trông tràn đầy sức sống. Mình chợt nhận ra đó chính là gốc me non tụi mình trồng năm nào, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Bước dần lên cầu thang, mình tìm lại phòng học cuối tầng ba, nơi ngày xưa bốn mươi sáu quỷ sứ lớp mình từng trú ngụ. Đây rồi, lớp học đó, cá cái ban công quen thuộc đang ở ngay trước mắt, chờ mình bước vào và tìm kiếm lại hình ảnh của hai mươi năm trước. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ bàn ba là của mình, nơi đã từng chứng kiến mình khóc, mình cười và cả khi mình nói chuyện riêng nữa. Còn cách đó hai bàn, là chỗ của bạn đó nhớ không? Cách xa như thế mà hai đứa còn nói chuyện riêng được thì thật tài!
Hôm ấy mình không gặp được thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỷ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hộp đến toát mồ hôi... Tất cả đã rất xa mà cũng lại như vừa mới hôm qua.
Vi ơi! Nhất định hôm nào chúng ta gặp nhau nhé! Biết rằng công việc của ai cũng bận rộn nhưng mình tha thiết muốn gặp bạn dưới những vòm cây của ngôi trường cũ yêu dấu này để ôn lại những ngày xưa!
Hẹn gặp bạn một ngày không xa.
Thân ái!
Bạn của cậu
Nguyễn Thùy Linh
Hà Nội ngày... tháng... năm...
Vũ thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Anh vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin mời vào!
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
- Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, anh là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
Hà Nội ngày... tháng... năm...
Vũ thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Anh vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin mời vào!
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
- Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, anh là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…
Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:
- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.
Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?
- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.
Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:
- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.
Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.
Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.
A. Mở bài
Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)
B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ
Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.
+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...
Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe
- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào
- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy
- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được
- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông
C. Kết bài
Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.
Bài mẫu“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.
Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.
- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.
- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.
- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?
- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào
Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.
- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.
Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…
Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Bạn tham khảo nha:
Tôi có một người bạn rất thân tên là Huyền. Tình bạn ấy được mười năm rồi. Nhưng cũng đã ba năm kể từ ngày Huyền đi du học ở Pháp cùng gia đình tôi chưa được gặp lại bạn ấy. Tôi rất nhớ Huyền mặc dù chúng tôi vẫn luôn gọi điện cho nhau nhưng tôi luôn mong muốn sẽ được gặp trực tiếp cô ấy. Và rồi thật bất ngờ khi trong cuộc nói chuyện hôm nay Huyền nói ngày mai cô bạn ấy sẽ có mặt ở Việt Nam và hai đứa có thể gặp lại nhau.
Không thể diễn tả nổi tôi đã vui biết nhường nào, nghe Huyền nói xong tôi đã nhảy cẫng và hét lên vì sung sướng. Tôi như không tin vào tai mình! Còn hỏi lại Huyền điều đó có phải là sự thật ko? Và rồi tôi đã hứa ngày mai sẽ đích thân ra tận sân bay để đón Huyền. Cả đêm hôm đó tôi đã không sao kìm nén được niềm vui ấy, tôi đã tưởng tượng ra việc nhìn thấy nhau hai đứa sẽ ôm chầm như thế nào? Có khóc vì xúc động không? Không biết Huyền đã cao hơn tôi chưa bởi lúc đi cô ấy thấp hơn tôi một cái đầu?… Rất rất nhiều suy nghĩ khác nữa. Nhưng gác lại những dòng suy nghĩ đó tôi phải đi ngủ sớm đã để mai có thể tới sân bay đón Huyền đúng lúc. Tôi không thể để cô bạn thân của mình đợi được, người mà Huyền nhìn thấy khi xuống máy bay sẽ phải là tôi.
Sáng tôi dạy thật sớm, tôi háo hức mong được gặp bạn ấy tới mức dù 9h máy bay mới hạ cành nhưng 7h30 tôi đã có mặt ở sân bay. Và rồi đúng 9h loa phát thanh của sân bay đã thông báo rằng chuyến bay của Huyền vừa hạ cánh, tôi liền chạy tới của chờ để đón cô bạn. Khoảng chừng 15 phút tôi đã thấy bóng dáng của Huyền xuất hiện, tôi gọi tên và vẫy tay để cô ấy nhận ra mình. Nhìn thấy Huyền vội dảo bước đi nhanh hơn về phía tôi. Và đúng như những gì tôi đã nghĩ chúng tôi vội ôm chầm lấy nhau, những giọt nước mắt hạnh phúc của hai người bạn thân sau bao ngày xa cách lăn dài. Gạt nước mắt tôi hỏi Huyền rất nhiều câu rằng cậu ấy có khỏe không, về Việt Nam chơi lâu không… mà quên mất không giúp cô bạn xách hành lí. Huyền thấy vậy nắc nẻ cười bảo tôi: “ Bình tĩnh nào Sam, chúng mình về nhà đã, rồi tớ sẽ kể cho cậu nghe nhé”.
Rồi chúng tôi cùng nhau trở về nhà, lúc đó đã là 11 giờ chúng tôi cùng nhau nấu bữa ăn trưa. Tôi đãi Huyền món bánh đa cua đặc sản của Hải Phòng. Sau khi ăn xong, tôi dẫn Huyền vào một căn phòng đã chuẩn bị sẵn để cô ấy có thể nghỉ ngơi chút lát. Chiều tới, tôi cùng Huyền đi mua sắm, đi chơi và dẫn Huyền đi ăn những món ăn vặt mà hồi còn ở Việt Nam hai đứa chúng tôi hay cùng nhau đi ăn sau mỗi giờ học. Vừa ăn chúng tôi lại vừa ôn lại những kỉ niệm xưa: Ngày xưa vì cái thói ham ăn của hai đứa đã oánh chén mấy chục trứng cút lộn, ăn bánh đa, rồi bánh tráng mà khi về nhà hai đứa đều bị tào tháo đuổi. Rồi có lần phải muối mặt ăn chịu ở bu Bảy bán bánh bèo bời hai đứa quên mất tiền ở nhà… Vừa ăn vừa ôn lại kỉ niệm rất vui, hai chúng tôi cười rất hạnh phúc, lâu lắm rồi mới có cảm giác như vậy. Chúng tôi đi chơi với nhau quên cả thời gian, mới đó mà đã là 7 giờ tối rồi, chúng tôi cùng nhau trở về nhà để nấu bữa tối. Tôi thích tự tay làm để đãi Huyền hơn là dẫn cô ấy ra tiệm ăn hàng. Bởi những món ăn tự nấu sẽ chứa đầy thiện ý của bạn dành cho bạn thân của mình. Sau bữa ăn tối chúng tôi cùng nhau xem lại những bộ phim mà hai đứa thích rồi tiếp tục những câu chuyện dài bất tận của hai đứa...
Huyền chỉ ở lại Việt Nam có 7 ngày nhưng đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất của hai đứa chúng tôi. Sau đó tôi tiễn Huyền ra sân bay để cô bạn trở về tiếp tục công việc học của mình. Nhưng chúng tôi cũng không quên hẹn với nhau rằng hè năm sau Huyền sẽ lại trở về Việt Nam chơi lần nữa hoặc tôi sẽ cố gắng tiết kiệm tiền để có thể sang đó thăm Huyền và đi du lịch. Huyền hứa khi tôi sang đó sẽ dẫn tôi đến những nơi tuyệt vời nhất của Pháp.