K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2017

Mở bài

  • Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bôn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 – 1941, Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • Về nước, Người sống trong hang Pác Bó (đúng tên là Cốc Bó), điều kiện sinh hoạt rất gian khổ.
  • Bài thơ Tức cảnh Pdc Bó ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
  • “Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sông cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp vởi thiên nhiên là một niềm vui lớn”.

Thân bài

Điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó

  • Nơi ở quá chật hẹp: một cái hang nhỏ bên bờ suối: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
  • Điều kiện sinh hoạt: quá thiếu thốn. Bữa ăn hằng ngày là cháo bẹ (cháo ngô) là măng rừng “Cháo bẹ rau măng t ẫn sẩn sàng”.
  • Điều kiện làm việc: quá sơ sài dường như cháng có gì “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc chi ìà tang đá bên bờ suối.
  • Ba câu thơ đầu bài thơ nói về cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. Tất cả đều rất khó khăn, thiếu thôn.

Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ

* Phong thái ung dung tự tại của Bác: Ba câu thơ đầu vừa nói lên cuộc sống thiếu thốn gian khổ của Bác ở Pác Bó vừa thể hiện được phong thái ung dung, tự tại của Người.

+ Câu thứ nhất nói về việc ở. Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sông thật ung dung, hòa điệu với nhịp sông núi rừng Sáng ra bờ suôi, tôi vào hang. Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…

+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng, ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa (cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).

+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc. Bàn làm việc là tảng đá bên suối chông chênh mà thôi. Chông chênh là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng nước nhà.

* Cái “sang” của cuộc đời cách mạng

Niềm vui lớn nhất của Bác trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại. sau ba mươi năm xa nước, “đêm mơ nước ngày thấy hình của nước” (thơ Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước, yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước, cứu dân.

Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì. thậm chí, tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chểnh… không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng…

Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.

Kết bài

“Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Bác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn”.

Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn…

10 tháng 2 2017

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

19 tháng 2 2019

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". 
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: 
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" 

=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. 

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. 

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. 

-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. 

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. 

=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2019

* Điểm chung: Ba bài thơ đều được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, hình thức ngắn gọn, cô đọng.

* Điểm riêng:

- Bài "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Bác hoạt động Cách mạng ở Pác Bó.

- Bài "Ngắm trăng" được sáng tác khi bác bị bắt giam, sống trong hoàn cảnh tù đày.

- Bài "Đi đường" được sáng tác khi Bác trên đường chuyển lao từ nhà tù này đến nhà tù khác. Qua hành trình chuyển lao, người tù Cách mạng - nhà thơ đã nhận thức được những điều mới mẻ.

24 tháng 2 2019

cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

đều thể hiện phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ cách mạng (bác)

thơ mang hòa quyện chất thép và chất tình 

câu này cô giáo mình kt 15 phút òi nên mk nhớ rõ lắm. ok đúng

15 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nha !!

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

15 tháng 6 2021

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.