Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai sau Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt. Cảm hứng nghệ thuật để làm nên một kiệt tác văn chương. Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm một trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.
Với một dân tộc, độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc, là nền của quốc gia. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc một cách rất sâu sắc. Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh. Trái lại, trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc phân chia lãnh thổ lại dựa vào nhân định. Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ, nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Trong câu văn, tác giả đã đưa ra các hình ảnh tương đương. Một bên là "Triệu, Đinh, Lý, Trần", bên kia là "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Đặt các triều đại ở vị trí song song, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự to lớn, lớn lao của dân tộc ta. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa. Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại. Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh. Vì sao Đại Việt ta tuy diện tích nhỏ bé, người cũng không đông, lại lớn mạnh sánh ngang với các cường quốc phương Bắc? Phải chăng là do: "... Hào kiệt đời nào cũng có"?
Quả đúng như vậy, làm nên một dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng. Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh
Giọng điệu đoạn văn có vẻ trầm lắng hơn, chậm rãi hơn, thể hiện tâm trạng ôn tồn, tâm sự thư thái của tác giả. Sau bao cuộc chiến đấu vất vả, hiểm nguy, con người lại trở về với cảnh thái bình. Câu văn thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thực đất nước. Nó như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người. Cụm từ "từ đây" vừa chỉ thời gian, vừa chỉ không gian. Một cuộc đời mới, một trang sử mới được mở ra cho dân tộc. Xã tắc ấy, giang sơn ấy bắt đầu một cuộc tái sinh vĩ đại. Nhà văn đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc. "Càn khôn", "nhật nguyệt" là hình ảnh của vũ trụ. So sánh nền độc lập dân tộc, tư thế làm chủ của con người với hình ảnh "càn khôn", "nhật nguyệt" để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc ấy, dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra lời tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc: dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình. Nền độc lập của ta là một chân lý vĩnh hằng, một quy luật tất yếu.
Quân dân ta với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với ý chí quyết chiến quyết thắng đã chiến đấu hết mình. Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Đoạn văn có giọng văn nhanh, mạnh, hào hùng, nghe như bước chân con người ra trận. Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc. Bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, tăng tiến, đối lập ta thấy được cái tài của Nguyễn Trãi là làm cho các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ta như thấy một sự đối lập giữa quân ta và quân địch: quân ta càng đánh càng thắng; kẻ địch càng đánh càng thua, càng thất bại nặng nề. Một loạt các địa danh, tên các trận đánh, tên các tướng giặc bại trận góp phần làm cho đoạn văn giàu tính thời sự, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ trước mắt ta một bức tranh hoành tráng. Có thể nói, lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại. Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ:
Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng
ngầm giúp đỡ mới được như vậy
Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy. Nhà văn khẳng định: chiến thắng được làm nên bởi chính nỗi đau thương mất mát của dân tộc. Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc, bởi ý chí quyết chiến quyết thắng. Không chỉ vậy, chiến thắng còn được tạo dựng bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta. Qua đây ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.
Đến hôm nay, đọc lại Bình Ngô đại cáo ta vẫn thấy vô cùng tự hào. Bài cáo như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi, thức tỉnh thế hệ thanh niên, học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời. Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
- Giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:
+ Đoạn 1: Khẩu khí, khẳng định, hùng hồn.
+ Đoạn 2: Xót thương, căm phẫn.
+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.
+ Đoạn 4: Khiêm tốn xen lẫn tự hào, hi vọng.
- Theo tôi, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng. Vì Bình Ngô đại cáo là áng văn tổng kết xuất sắc công cuộc kháng chiến chống Minh mười năm kiên trì, gian khổ và đi đến thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, cũng là của toàn dân Việt Nam.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm:
+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc).
+ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
- Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm: yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) và trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.
THAM KHẢO!
refer
Sau thời gian cầm cự và tạm hoà hoãn, từ năm 1424, Lê Lợi đã chuyển sang thời kì tổng phản công. Đến cuối năm 1427, khi 15 vạn quân tiếp viện của giặc tan tành, buộc Vương Thông phải giảng hoà. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi. Đất nước ta bước vào thời kì mới. Trong không khí tưng bừng của toàn dân tộc đón mừng xuân chiến thắng, đầu năm 1428 Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi thảo bài Cáo này để tuyên bố với nhân dân cả nước biết: Cuộc kháng Minh đã thành công rực rỡ, đất nước trở lại thanh bình.
Mở đầu bài Cáo, tác giả khẳng định lập trường chính nghĩa của ta trên cơ sở đạo lý:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là quan niệm tư tưởng nhân sinh của Nho giáo. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí
Và cũng theo quan niệm của nho giáo, nhân nghĩa là cái gốc của sự việc. Trong thư số 8 trả lời Phương Chính, Nguyễn Trãi đã từng nói: “Phàm mưu đồ việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, làm nên công lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu”
Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến trong bài Cáo là “cốt ở yên dân”. Và vì thế muốn thực hiện được nó ta phải “trước lo trừ bạo”
Bằng hai câu mở đầu, không chỉ nêu nên tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh mục đích và phương tiện để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa đó. Nhân nghĩa phải biết tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho nhân dân.
Nhân nghĩa mà tác giả nói tới là nhân nghĩa chân chính, chứ không phải giả nhân giả nghĩa như bọn giặc vẫn huênh hoang
Và cũng bằng cách vào đề lý luận khái quát, tác giả đã gây được không khí trang trọng thích hợp cho bài cáo và đồng thời xác định rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến
Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa là phù hợp với đạo lí của thời đại thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam là một chân lí khách quan
Sau khi khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến về mặt đạo lý, Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định tính thực tế của đạo lí đó qua
Mà trước hết ông khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt như một chân lý khách quan:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Sông núi bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa Thăng Long được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử “đã lâu”, đã có “từ trước” đằng đẵng mấy nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền “sông núi bờ cõi”, mà còn có thuần phong mỹ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng “bao đời gây nền độc lập”, đã từng “xưng đế một phương, có nhiều nhân tài hào kiệt…”
Khác với ý trong bài Hịch, Tổ Quốc ở đây không phải được hình dung bằng thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợ con, tông miếu phần mộ…mà với Nguyễn Trãi, Tổ Quốc được định nghĩa bằng những khái niệm trừu tượng được rằng nước ta là một nước có cương vực lãnh thổ, có quá trình độc lập, có quốc hiệu, có văn hoá phong tục chứ không phải là một quận, một huyện của Trung Quốc, cũng không phải là một bộ lạc man di mọi rợ
Đến đây, giọng điệu câu văn ngắn gọn, khoẻ, chắc, cách lập luận chặt chẽ như một lời tuyên bố đanh thép, tác giả đã nêu bật được sự tồn tại của một quốc gia nhỏ bé bên cạnh một quốc gia lớn trong không gian, thời gian, với truyền thống đấu tranh anh dung của nó.
Từ xa xưa chính sách đồng hóa của phong kiến Trung Quốc nhất là bọn giặc Minh rất hiểm độc. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục Trung Quốc, ăn mặc kiểu Trung Quốc, để tóc kiểu Trung Quốc, bó chân kiểu Trung Quốc, hòng làm cho ý thức dân tộc ta bị tiêu vong. Nhưng dân tộc ta vẫn tồn tại vì
Truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc:
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Dân tộc ta có một lịch sử chiến đấu oanh liệt, có thể sánh ngang với Trung Quốc. Những chiến công của anh hùng dân tộc ta như Ngô Quyền, Hưng Đạo còn ghi trong sử sách, những trận Bạch Đằng, Hàm Tử được muôn đời ca ngợi. Hãy xem: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị giết tươi, Ô Mã bị bắt sống. Đâu có phải là lời nói suông. Đó là một thực tế khách quan.
Và với lối diễn đạt sóng đôi tương phản, tác giả đã khẳng định được truyền thống đấu tranh cũng như tư thế độc lập tự cường của dân tộc ta. Ta nói đến truyền thống dân tộc để ta tự tin, giặc nghe để chúng kinh hoàng. Quả vậy, dân tộc ta chẳng những đã phát huy thắng lợi trong việc đấu tranh chống phong kiến Trung Quốc, mà còn tiếp tục đấu tranh đánh đổ ách thực dân Pháp, Nhật, Mỹ xâm lược. Và trước sau, thời nào cũng vậy, toàn thắng ắt về ta.
Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Nêu lên quan điểm của bản thân.
- Hiểu được một đất nước độc lập cần được thể hiện qua những yếu tố nào.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.
- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
→ Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.
Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.
- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
=> Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.