Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai tình cảm này có trong từng khổ thơ nhưng hàm chứa mức độ khác nhau:
+ Bài thơ làm hiện lên vẻ đẹp vê cảnh, người Huế, từ đó thấy được nỗi lòng, tình yêu quê thiết tha, sâu đậm của tác giả với quê hương, đất nước
- Ẩn trong câu từ, bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với người thôn Vĩ, nhớ mong, khắc khoải, hoài nghi
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.
- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.
Tham khảo:
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.
- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.
- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.
Tâm hồn Puskin là tâm hồn phóng khoáng, chân thành, nhân hậu.
- Trong tình yêu, ông không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị tha
- Ở ông cũng chưa đựng các trạng thái của con người khi yêu nhưng ông chế ngự được sự ích kỉ, hẹp hòi, muốn chiếm hữu
- Lời giãi bày tình yêu của Puskin mãnh liệt, chân thành qua ngôn từ giản dị, tinh tế
- Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là một người có tâm hồn đa sầu, đa cảm khát khao hạnh phúc, sống hết mình với sự thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình luôn mong tình yêu của mình sẽ đến ngày đơm hoa, kết trái, có kết quả như ý sau những tháng ngày xa cách. Từ đó cũng gửi gắm đến một thông điệp về khát khao hạnh phúc, tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình.