Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Đáp án C
Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm
1. Cây lúa được trồng nhiều nhất ở 2 vùng đồng bằng châu thổ (ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long). Do ở 2 vùng này có các điều kiện phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa: ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc, đất phù sa màu mỡ (em có thể phân tích kĩ ra nhé)
2. Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên do
*ĐKTN
- Vùng có khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho cây cà phê phát triển
- Khí hậu có mùa mưa và mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc trồng trọt, thu hoạch và bảo quản.
- Có diện tích đất badan lớn
- Có các cao nguyên xếp tầng trung bình từ 600-800m, rộng và tương đối bằng phẳng
*ĐK KT-XH
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cà phê
- Thị trường ngày càng mở rộng, đã có thương hiệu cà phê nổi tiếng
- Nguồn vốn ngày càng nhiều hơn...
2.
- Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
3.
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Đây là câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo :
Đất feralít là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam vì:
-Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan( Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo ra màu đỏ vàng nên đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.
-Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit. Vì thế, đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam.
a) Tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và nêu sự phân bố của chúng ở vùng này.
- 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long : đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn
- Phân bố các loại đất :
+ Đất phù sa sông phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu
+ Đất phèn tập trung ở các vùng trúng : Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau...
+ Đất mặn phân bố ở ven biển
b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do :
- Có vị trí 3 mặt giáp biển
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa
- Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất.
- Thủy triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn.
ngành sản xuất lúa của nước ta hiện nay :
A. phân bố đồng đều giữa các vùng. B. ít chịu sự chi phối của nhân tố thị trường.
C. có nhiều biến động về diện tích. D. chưa có sự đổi mới về chất lượng giống.
Chọn: A.
Do tích tụ nhiều Fe2O3, Al2O3 nên đất feralit thường có màu đỏ vàng.