Bài 3 : Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
Bài 4 : Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.
(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …..của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
(3) Lòng……….. của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Bài 5: Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để tạo thành câu kể Ai là gì ?
a............ là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.
b............. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
c........... là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bài 6: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
(1) Quê hương
(2) Việt Nam
(3) Bác Hồ kính yêu
Bài 7: Xác định các câu kể mẫu Ai - là gì ? trong bài thơ sau và gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu ấy:
Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa'
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng... là nắng của cây.
Bài 8*: Đặt câu theo mẫu Ai-là gì có từ:
a) Dũng cảm là chủ ngữ
b) May mắn là chủ ngữ
Bài 9: Cho các từ sau: sông núi, lung linh, chật chội, nhà, dẻo dai, ngọt, phố xá, ăn, đánh đập.
Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).
b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).
Bài 10: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các đoạn văn dưới đây
a) Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:
- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.
b) Thị Kính - nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính - là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.
c) Một số nhiệm vụ của học sinh
- Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi
- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
d)Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – họa sĩ và Hiền – kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
- Cậu có nhớ thầy Bản không?
- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
a) Cô ấy rất xinh đẹp.
b) Chú mèo con thật dễ thương.
c) Bão gây thiệt hại vô cùng lớn cho con người.
lan là một cô bé ngoan ngoãn.
con búp bê rất đẹp.
chị gió mải đi chơi