K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2023

Hiện nay thì ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,vệ sinh lớp ở học sinh đang dần được cải thiện.Em thấy đó là một việc làm rất đáng noi gương,nó góp phần xây dựng cho chúng ta một xã hội văn minh,sạch đẹp.Sống trong một môi trường học như vậy thì việc học tập của chúng ta được cải thiện phần nào.Ý thức giữu gìn sạch sẽ vệ sinh lớp học sẽ giúp học sinh trở nên chăm chỉ,linh hoạt,nhanh nhẹn hơn,không những vậy mà còn giúp cải thiện tâm trạng mỗi khi đến trường học tập nữa!

26 tháng 10 2020

Bệnh lười học là không chăm chỉ, cần cù, không chịu suy nghĩ trong học tập. Luôn nghĩ nó khó đối với mình hay quá dễ nên không chịu học.Hiện nay, bệnh lười học là một bệnh khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc không có hứng thú và động lực trong học tập, không tập trung nghe giảng khi ở trên lớp, xem thường việc học.Từ những hành động trên đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Trước hết, việc lười biếng trong học tập lâu dần sẽ tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn và khó thể bù lại được.Từ đó, ta sẽ thấy việc học trở nên rất khó khăn, cảm thấy lười và nhàm chán khi nhắc đến việc học.Nếu bây giờ không siêng năng trong học tập, sau này chắc chắn ta sẽ không có được một tương lai tốt đẹp và không giúp ích được cho đất nước. Điều đó tức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội vì không có tri thức.

tk cho mk nhé

17 tháng 12 2021

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

3 tháng 7 2023

Sự thật là một giá trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là nền tảng của sự tin tưởng, sự công bằng và sự tôn trọng. Tuy nhiên, bệnh nói dối là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh nói dối không chỉ là hành động không đúng đắn mà còn là một dạng phản bội với sự thật.

Trước hết, bệnh nói dối gây hại tới mối quan hệ giữa con người. Khi chúng ta nói dối, chúng ta phá vỡ sự tin tưởng và tạo ra sự nghi ngờ và sự nghi ngờ. Một lời nói dối có thể làm hỏng một mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự xa cách giữa các cá nhân. Khi mất đi sự tin tưởng, không có cơ sở cho một mối quan hệ lành mạnh và bền vững.

Thứ hai, bệnh nói dối làm suy yếu giá trị của sự công bằng. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tạo ra sự bất công và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác. Sự công bằng là cơ sở của một xã hội công bằng và tôn trọng. Khi bệnh nói dối tồn tại, sự công bằng sẽ bị mất đi và sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và mất cân đối.

Cuối cùng, bệnh nói dối cản trở sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta nói dối, chúng ta không chỉ gây tổn hại cho người khác mà còn tổn thương bản thân chúng ta. Bệnh nói dối tạo ra một môi trường không chân thành và không thể tin cậy. Điều này ngăn chặn sự phát triển cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.

Vậy làm thế nào để chúng ta xử lý bệnh nói dối? Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của sự thật và tác động tiêu cực của bệnh nói dối. Chúng ta cần trân trọng sự thật và đặt nó làm tiêu chuẩn cho hành động của mình. Thứ hai, chúng ta cần xây dựng sự chân thành và trung thực trong mọi mối quan hệ. Chỉ có thông qua sự chân thành và trung thực, chúng ta có thể xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và tôn trọng.

Trong kết luận, bệnh nói dối là một vấn đề nghiêm trọng và cần phải được xử lý một cách nghiêm túc. Nó gây hại tới sự tin tưởng

3 tháng 7 2023

Gợi ý của mình:

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Nói dối là nói không đúng sự thật nhằm che giấu một điều gì đó

b. Thực trạng:

+ Các bạn học sinh nói dối ba mẹ học nhóm để trốn học 

+ Nói dối bố mẹ xin tiền để đóng tiền học để lấy tiền đi chơi điện tử

c. Nguyên nhân:

+ Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ 

+ Che dấu hành vi, việc làm sai trái

d. Hậu quả:

+ Dần dần trở thành thói quen xấu

+ Có thể lớn lên đi lừa đảo người khác

+ Không được mọi người tin tưởng và yêu quý

+ Luôn cảm thấy tội lỗi, nhói lòng

e. Biện pháp:

+ Mỗi người cần phải thành thật với chính bản thân và người khác 

+ Người thân trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc, dạy bảo trẻ nhiều hơn 

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề trên. Liên hệ bản thân