Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người có chí là người tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh chứ không đợi những may mắn đến với mình.
Đáp án cần chọn là: C
MB: GT chung
(+TG, tác phẩm,hoàn cảnh sáng tác
+GT khái quát ND bài thơ)
TB:
-Nêu khái quát về ND của 13 câu thơ
a)Biểu hiện của tình đồng chí
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
-> Tình đồng chí gắn bó bền chặt, những người lính gắn bó với nhau,họ hiểu hoàn cảnh của nhau , cảm thấu nỗi niềm thầm kín của những người đồng đội
-Hình ảnh "ruộng nương,gian nhà không "=> những người lính để lại sau lưng những điều đáng quý nhất của quê nhà, họ ra trận chiến đấu sẵn sàng hi sinh những điều quan trọng nhất vì nhân dân,vì tổ quốc
-Từ "mặc kệ" cho thấy sự dứt khoát,quên mình vì tổ quốc
+ Nhưng sâu bên trong họ vẫn có một nỗi mong nhớ sâu đậm và da diết với quê nhà. Họ vẫn hình dung về hình ản cánh đồng xanh ngát hay vách nhà tranh gió thổi lung lay ngay cả khi ở nơi biên giới xa trường.
- Hình ảnh " Giếng nước gốc đa" là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, nó ko chỉ là những hình ảnh nơi thôn quê dân dã mà còn tượng trưng cho những người ở hậu phương đang mong ngóng các anh bộ đội cụ Hồ thắng lợi trở về.
b) Tình đồng chí là sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :
" Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
-Những người lính dù ở trên chiến trận, gặp bao gian truân,khó nhọc"áo rách vai, quần có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày".Họ vẫn động viên nhau, lạc quan tiến bước,chia sẻ cho nhau hơi ấm và tình cảm chân thành "thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
-Hơi ấm họ chuyền cho nhau dù là nhỏ nhưng nhưng lại là sức mạnh tinh thần giúp những người lính vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong thời kỳ kháng chiến.
-Cặp từ 'anh' và 'tôi' tôi đi đôi với nhau trong từng câu thơ diễn tả sự gắn bó bền chặt,tha thiết giữa những người lính
c)Tình đồng chí bền chặt xuyên qua những khó khăn nguy hiểm
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
-Nổi bật lên trên hình ảnh khu rừng âm u,tăm tối là hình ảnh những người lính đứng sát vai nhau chờ giặc tới.
-Những người lính đứng cạnh bên nhau trong cái giá rét ,cái lạnh lẽo trong những giây phút chờ giặc , tình đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi lo lắng, vượt lên trên cái đáng sợ của sinh tử, để hướng về tổ quốc về nhân dân.
-Hình ảnh đầu súng trăng treo là một hình ảnh đặc sắc mà chính bản thân Chính Hữu đã nhìn thấy qua những đêm hoạt động trên chiến trường
-"Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
-Hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
-Cho thấy sự thơ mộng, lãng mạn của nhà thi sĩ dù là trong những giây phút gian khó, khốc liệt của chiến trường .
-> Tình đồng chí đẹp đẽ của những người lính ,luôn chia sẻ và gắn bó với nhau ,cùng nhau vượt qua những khổ cực tại trên chiến trường đầy gian lao, khó nhọc
KB: Nêu cảm nhận chung và nhận xét khái quát về nghệ thuật
-Nhận xét về nghệ thuật của bài
Dàn ý Phân tích hả vậy bn Tham khảo dàn ý này nhé
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu: Nhà thơ Chính Hữu có họ tên là Trần Đình Đắc, bút danh là Chính Hữu, sinh năm 1928. quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Là chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, ông cũng là nhà thơ chiến sĩ trong suốt những năm dài khói lửa chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Chính Hữu làm thơ không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha vừa trầm hùng:
- Giới thiệu bài thơ "Đồng chí": Bài thơ "Đồng chí là một trong những bài thơ đặc sắc viết về đề tài người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và được viết vào đầu mùa xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao cả và thiêng liêng của những người nông dân mặc áo lính, ra đi vì tiếng gọi tổ quốc.
B. Thân bài
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Hai câu thơ đầu có giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
- Những người lính đều có xuất thân là những vùng quê nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ trở nên bình dị, chất thơ mộc mạc
- Năm câu thơ tiếp theo kể về sự chuyển biến từ"đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau trở thành "đồng chí". Chính nhờ cùng mục tiêu chiến đấu nên họ từ những người xa lạ mà gắn kết với nhau thành đồng chí chung một hàng ngũ quân đội.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!"
- "Súng bên súng" là cách nói ẩn dụ cho việc chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do của dân tộc.
- "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao.
- Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động gợi ra kỉ niệm một thời gian khổ đã qua.
- Câu đặc biệt "Đồng chí" như một lời xúc động của tác giả về tình cảm đồng chí thắm thiết. Nó dường như là một bản lề đóng lại những câu thơ ở trên và mở ra các câu thơ ở dưới.
- Ba câu thơ tiếp theo thể hiện việc họ chung một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".
- "Giếng nước, gốc đa" là hình ảnh thân thương của làng quê được ẩn dụ và nhân hóa trở thành những con người ở lại có nỗi nhớ đối với người ra đi.
- Chung hoàn cảnh khó khăn, đó là trải qua những cơn sốt rét.
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
miệng cười buốt giá chân không giày,.."
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn và khổ sở ấy, những người lính vẫn hiện lên với hình ảnh "Miệng cười buốt giá". Hình ảnh này không những thể hiện tinh thần lạc quan của họ mà còn thể hiện được tình đồng chí sâu đậm.
- Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" chính là cái nắm tay để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách.
3. Biểu tượng sâu sắc của tình đồng chí
- "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" cho thấy một tư thế chủ động, cùng nhau kề vai sát cánh của những người lính.
- Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến. Trong rừng, vầng trăng Việt Bắc giữa núi ngàn chiến khu tỏa sáng trong màn sương mờ huyền ảo. Ta thấy được dường như mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến dấu.
C. Kết bài
Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.
tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh
- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc
2. Thân bài
a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:
+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…
+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm
* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:
+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài
b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”
- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì
c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:
+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên
⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Mb : gioi thieu van de can nghi luan
Tb : a Giải thích ý kiến
– Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng.
– Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.
b Bàn luận ý kiến
– Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình.
+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.
– Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.
+ Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
– Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân.
c Bài học nhận thức và hành động
– Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
– Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.
Kb: Khang dinh lai ve cau noi
Em tham khảo nhé !!!
Mở bài
Dẫn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” - một câu nói hay và đặc sắcTrích dẫn vấn đề: Phần gạch chânKhẳng định vấn đề: Phần in nghiêngThân bài:
1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí”: là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp - Giải thích từ “Nên”: làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên”: Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.
2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn - ông vua của các phát minh đã từng đội sổ suốt những năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.3. Cách rèn luyện tính kiên trì
Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô íchPhải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại4. Ý nghĩa
Đức tính không thể thiếu của mỗi con ngườiGiúp con người thành công trong mọi việcTạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việcKết bài :
: Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện một việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247:
A. Mở bài
- Giới thiệu về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống
- Giới thiệu về câu tục ngữ " Có chí thì nên "
B. Thân bài
1. Giải thích
- " Chí " là hoài bão , là lí tưởng , là nghị lực và sự kiên trì của con người
- " nên " là đạt được ước nguyện , là thành công con người đạt được
- Nghĩa cả câu : Câu tục ngữ muốn khuyên con người có ý chí , nghị lực thì sẽ đạt được thành công.
2. Chứng minh
- Cuộc đời vốn không bằng phẳng , luôn tồn tại những khó khăn , trở ngại cản bước con người.
- Khi đối diện với khó khăn , nếu con người nhụt chí , nản lòng thì sẽ gục ngã trước hoàn cảnh và trở thành kẻ thất bại.
- Ngược lại, nếu con người kiên trì, nỗ lực hết mình thì sẽ vượt qua khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn
- Ý chí có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người :
+ Tạo động lực để con người vượt qua khó khăn
+ Thúc đẩy bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người
+ Ý chí cho con người sự mạnh mẽ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống
+ Ý chí vực dậy con người , giải thoát con người ra khỏi tuyệt vọng, buồn chán, quẩn quanh để tiếp tục đứng lên từ thất bại
+ Có ý chí và hành động cụ thể nhất định con người sẽ thành công
- Một vài tấm gương tiêu biểu đã thành công nhờ có ý chí , nghị lực phi thường như : thày giáo Nguyễn Ngọc Kí , hoa hậu H'Hen Niê, Hương Giang Idol
3.Phản đề :
- Phê phán những con người thiếu ý chí , nghị lực trong cuộc sống , dễ dàng buông xuôi và chấp nhận an phận , chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
C. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Khuyên con người sống phải có ý chí , nghị lực
** Bài viết tham khảo
Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc Việt Nam, nơi lưu giữa những kinh nghiệm sống , những bài học bổ ích của cha ông được truyền lại từ ngàn đời. Để khuyên con người phải kiên trì, sống phải có ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn , thử thách và vươn đến thành công , nhân dân ta có câu “Có chí thì nên”.
Vậy chí là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là nguồn động lực để ta thực hiện mơ ước, mục đích của bản thân, là điều cần thiết mà mỗi con người cần có. Bên cạnh đó, ý chí thường được đi đôi với sự kiên trì. Nhưng chỉ có ý chí thôi thì không đủ, chúng ta còn phải có tri thức. Tri thức là sức mạnh. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của thông tin, khoa học kĩ thuật hiện nay, chúng ta còn phải biết trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và hợp lí. Nên là gì ? Là sự thành công trong mọi việc hoặc một việc nào đó, là kết quả của ý chí, kiên trì và vốn tri thức của bản thân.
Một bài học giáo dục rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà họ lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Có lẽ vì hành trang kiến thức họ mang theo bên mình không đủ để làm ~ việc đó. Nên đôi lúc, điều đó lại dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường
Là con người, ai cũng có ý chí và sự kiên trì thực hiện nó mà ta không hề biết, có lẽ, vì những việc đó quá đỗi bình thường, xảy ra xung quanh ta mọi lúc mọi nơi đó thôi. Chẳng hạn như khi còn bé, muốn được khen hoặc được một viên kẹo, gói bánh thì ta phải cố gắng ngoan ngoãn, vâng lời, đó là ý chí, hoặc khi ta muốn biết bơi, ta phải có ý chí quyết tâm và kiên trì luyện tập thì mới thành công,…. Và còn rất nhiều việc khác ta thể hiện ý chí dù ta không quan tâm là mấy. Quan trọng là cái ý chí của ta còn nhỏ, nó không đủ khả năng để làm ~ việc to lớn. Nhưng nếu biết phát huy, nuôi dưỡng ý chí nhỏ này lớn lên thì đó là một bước đầu trong sự thành công của bạn rồi đấy!
Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Người có ý chí, nghị lực thì lại luôn thành công. Vì đây là một đức tính không thể thiếu mà ai cũng cần phải có, khi muốn làm việc gì đó, ta đều phải sử dụng đến nó. Muốn thành công phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Đôi lúc sự thành công lại được rút từ những kinh nghiệm thất bại. Ý chí, nghị lực bền bỉ và sự kiên trì là sức mạnh quan trọng nhất giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng thử thách trong công việc thì thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc để rồi ta lại dành được độc lập như mong đợi, đánh tan lũ bán nước, cướp nước. Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng nước, chỉ với ý chí, nghị lực và đôi bàn tay mà dân ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc để giờ đây ta có một cuộc sống hòa bình và một xã hội văn minh. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy ,sông Thương , hay những ruộng đất màu mỡ, ta lại càng thấy khâm phục ông cha ta biết bao nhiêu….
Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại - nhân vật tiêu biểu với hai bàn tay trắng, nghị lực bền bỉ và sự quyết tâm đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa nước nhà thoát khỏi cảnh đô hộ, lầm than của bọn xâm lược,…
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng rất cần thiết để có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì và ý chí vượt bao khó khăn, gian khổ đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết danh hài Hoài Linh đại tài nhỉ. Từ nhỏ, Danh hài Hoài Linh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sống qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Chú bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Chú đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Chú càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, chú ấy đã trở thành một danh hài nổi tiếng trong nước mà ai cũng yêu mến.
Không chỉ trong nước, hãy bước xa hơn, bước ra ngoài thế giới rộng lớn này, ta sẽ thấy được còn rất nhiều con người kiên trì, quyết tâm như Bác, như thầy Ký. Ai cũng biết đó là Ê-đi-xơn, nhờ sự nỗ lực, ý chí mà ông đã sáng chế ra bóng đèn điện sau 10000 lần thất bại. Lin-coln phải rất cố gắng để trở thành tổng thống của Hoa Kì. Hê-len, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình. Nhờ ý chí, nghị lực, bà luôn phấn đấu không ngừng dù cửa sổ tâm hồn của bà không nhìn được, dù không được ngắm nhìn vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh…. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà ai cũng biết đến như: Niu-tơn, Mari Quyri,… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ. Họ, những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.
Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Ê-đi-xơn nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cùng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong cái xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh,…đâu! Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi!
“Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lí chắc chắn.Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong. Câu nói giản dị này như một lời khuyên, lời nhắn nhủ quý báu và hơn thế nữa, như một chân lí hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi khi đọc lên phải tự ngẫm lại mình. Với mỗi tâm hồn thế hệ 8x, 9x thời đại mới, những người đang đứng trước nhiều thử thách về năng lực trí tuệ, trước những đòi hỏi lớn về tiếp nhận tri thức mới mẻ… mà “thiếu chí” và “nhụt chí” thì hẳn là khó có thể đi tới đích mình cần trên con đường lập thân, lập nghiệp.