Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) NGUỒN GỐC QUAN HỌ BẮC NINH
+ Về mặt ngữ nghĩa: Từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ").
+ Về thực tế: Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.
b) CÁC LÀNG QUAN HỌ BẮC NINH
+ Thành phố Bắc Ninh có 31 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Thanh Sơn (phường Vũ Ninh); Viêm Xá (Diềm), Hữu Chấp (Chắp), Đẩu Hàn (Đô Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng (Đồng Mật), Xuân Viên (Vườn Xuân) (xã Hoà Long); Thượng Đồng (Lẫm), Đông Xá (Đặng), Thọ Ninh (Thụ), (xã Vạn An). Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên (Trà) (xã Khúc Xuyên); Châm Khê (Bùi), Điều Thôn (Đào Xá), Dương ổ (Đống Cao) (xã Phong Khê); Xuân Ổ (Ó), Khả Lễ (Sẻ), Hoà Đình (Nhồi), Bồ Sơn (Bò) (xã Võ Cường); Đỗ Xá (Đọ) (phường Ninh Xá); Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Thị Chung (Yên Chợ), Y Na (Nưa) (phường Kinh Bắc); Vệ An (Vệ) (phường Vệ An); Thị Cầu (phường Thị Cầu); Ném Đoài, Ném Sơn (Hồ Sơn), Ném Tiền (Niệm Tiền) (xã Khắc Niệm)
+ Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 19 làng: Trung Đồng, Vân Cốc (xã Vân Trung); Thổ Hà (xã Vân Hà); Mật Ninh, Đình Cả, Khả Lý Thượng (xã Quảng Minh); Núi Hiểu, Quang Biểu, Tam Tầng (xã Quang Châu); Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh (xã Ninh Sơn); Đông Long, Sen Hồ, Yên Ninh (Nếnh); Thần Chúc, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, (xã Tiên Sơn).
+ Tiên Du (Bắc Ninh) có 9 làng: Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn (thị trấn Lim); Ngang Nội, Vân Khám (xã Hiên Vân); Bái Uyên (Bưởi), Hoài Thị (Bựu Sim) Hoài Trung (Bựu Giữa) (xã Liên Bão); Hạ Giang, Đình Cả (Nội Duệ).
+ Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 2 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá (xã Châu Minh).
+ Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh (xã Yên Lư).
+ Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có 2 làng: Đông Mơi (Đông Mai) (xã Trung Nghĩa) và Làng Đông Yên (Đông Khang) (xã Đông Phong).
+ Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) có 2 làng: Tam Sơn (xã Tam Sơn) và Tiêu Sơn (xã Tương Giang).
c) VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH
Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người ơi người ở đừng về"tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"… trong mùa hội tới.
Quan họ là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng"...
d) TRANG PHỤC QUAN HỌ BẮC NINH
+ Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.
+ Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.
Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.
Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.
e) LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH
+ Nhận xét khái quát: Phong phú. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
+ Một số làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.
o0o
Nguồn: Wikipedia
Em copy đi rồi tách thành từng câu nhỏ nha, câu 1 1 cái, câu hai 1 cái, ok,............
Câu 1: Trả lời:
Học sinh cần: giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ người nghèo, quyên góp vùng sâu vùng xa,......
Câu 2: Trả lời:
Tôn sư trong đạo đã trở thành truyền thống quý báu của người Việt Nam.Bởi vì tôn sự trong đạo thể hiện con người sống có trước có sau, sống có tính có nghĩa, biết ơn người khác, yêu quý bậc thầy dạy dỗ chúng ta, thể hiện con người sống có văn hóa, có đạo đức.
Di sản nào Sau đây là di sản văn hoá vật thể
A.dân ca Quan họ Bắc Ninh
B.Vịnh Hạ Long
C.nhã nhạc Cung Đình Huế
D.truyện kiều
Di sản nào Sau đây là di sản văn hoá vật thể
A.dân ca Quan họ Bắc Ninh
B.Vịnh Hạ Long
C.nhã nhạc Cung Đình Huế
D.truyện kiều
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định: Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
+ Yêu thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết là dành cho người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó thể hiện ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là: Làm cho đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
+ Yêu thương con người còn thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, và mọi người trong sinh hoạt thường ngày. Tình cảm này đòi hỏi mỗi người phải luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác, phải có thái độ tôn trọng con người.
+ Tình thương yêu con người trong Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng.
Trong Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Đây là tình yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ ''dĩ hòa vi quý'', bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ yêu ghét chủ quan cảm tính, các hiện tượng kéo bè, kéo cánh, phường hội có thể đưa đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng.
C.Thái