Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn ý nhé (mình ko tiện viết cả bài)
Mở bài : Giới thiệu về lễ hội đó.
Thân bài :
+) Thời điểm , địa điểm diễn ra lễ hội.
+) Giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Ví dụ :
+) Bài phát biểu lễ hội , khai mạc ,...
+) Ý nghĩa của lễ hội?
+) Các hoạt động vui chơi, giải trí trong hội.
+) Nêu ý nghĩa của từng trò chơi (hoạt động).
+) Cảm xúc của mọi người tham gia , ở đó ?
Kết bài :
+) Đánh giá về toàn lễ hội .
+) Tình cảm của mình dành cho lễ hội.
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước
Cả 2 câu đều có BPTT là so sánh:
Tác dụng:
a, Cho thấy sắc đẹp của Tây Bắc, nó được ví như một vườn hoa vì số lượng hoa và các loài hoa đa dạng của nó
b, Cho thấy sự quý giá của đất, đất được coi như vàng vì giúp con người có chỗ ăn, chỗ ở, chúng ta cần phải bảo vệ từng tấc đất của chúng ta
Bài làm:
a,Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:
Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.
Khi tài năng của em gái được phát hiện:
Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?
b,
Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :
- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.
- Anh cảm thấy ghen tị với em.
Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em
c,
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.
Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
học tốt
a)
- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.
- Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.
- Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.
b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.
c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái: "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.
Chúc bạn học tốt !
Đắk Lắk, vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa độc đáo. Trong số những lễ hội đặc sắc nơi đây, em đặc biệt ấn tượng với Lễ hội đua voi Buôn Đôn.
Lễ hội đua voi Buôn Đôn thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm, tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và thu hút đông đảo khách du lịch nhất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức với mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ và sự gắn bó của người dân với loài voi, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho buôn làng sau một mùa vụ bội thu.
Ngay từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng khắp buôn làng. Tiếng cồng chiêng vang lên, hòa cùng tiếng hò reo của người dân và du khách tạo nên một không gian náo nhiệt, đầy sức sống. Các đội voi từ khắp nơi đổ về, trang trí lộng lẫy với nhiều màu sắc rực rỡ. Những chú voi được chăm sóc kỹ lưỡng, khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt. Nghi lễ này được tổ chức trang trọng với mong muốn cầu cho những chú voi luôn khỏe mạnh, dẻo dai để phục vụ tốt cho công việc và cuộc sống của người dân. Phần hấp dẫn nhất của lễ hội là các chú voi cùng nài voi tranh tài trên đường đua đầy kịch tính. Tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả làm không khí thêm sôi động.
Bên cạnh đua voi, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian khác như kéo co, đẩy gậy, ném còn... thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Các tiết mục ca múa nhạc truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được trình diễn xuyên suốt lễ hội, mang đến không gian văn hóa đặc sắc.
Em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những chú voi oai phong, lẫm liệt trên đường đua. Sự khéo léo, dũng cảm của các nài voi khi điều khiển những chú voi nặng nề vượt qua các chướng ngại vật khiến em vô cùng thán phục. Bên cạnh đó, không khí lễ hội náo nhiệt, đầy màu sắc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên đã để lại trong em những kỷ niệm khó quên.
Lễ hội đua voi Buôn Đôn không chỉ là một sự kiện văn hóa quan trọng của Đắk Lắk mà còn là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Qua lễ hội, chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.
Thế bạn có đánh máy dc ko ?