Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đại từ trong bài là: bác, ta
Thuộc loại đại từ xưng hô
đúng ko
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Đại từ: bác
=> Dùng để trỏ (người)
3.
Em tham khảo:
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.
b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.
1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .
2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI
THAM KHẢO:
Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. ..