K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

Ở Việt Nam, truyện ngắn đã có lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên, truyện ngắn mang dấu hiệu hiện đại chỉ thực sự ra đời ở đầu thế kỉ XX, gắn với sự xuất hiện, nở rộ của báo chí và các hoạt động xuất bản... Lâu nay, dấu hiệu hiện đại của truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỷ XX chủ yếu được phân tích qua những phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện.Khi xem xét truyện ngắn đầu thế kỷ XX, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ - mới trong nghệ thuật trần thuật mà cốt truyện - kết cấu là những phương diện thể hiện rất rõ điều đó.

 

14 tháng 4 2017

Trong thực tế có thể bắt gặp các loại truyện: truyện về tiểu sử nhân vật có thực hay nhân vật huyền thoại, truyện kể lại các sự kiện (chiến đấu, sản xuất, sinh sống); truyện về thế giới ảo hay thế giới viễn tưởng v.v. phân loại theo giai đoạn: 1. Văn học dân gian:thần thoại,sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ. 2. Văn học trung đại: tiều thuyết chương hồi, truyền kì, ký sự, truyện thơ. 3. Văn học hiện đại: tiểu thuyết hiện đại, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tryện mi ni.

17 tháng 4 2016

-Chuyện hiện đại dược phân tích theo phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện.

Mình chỉ biết thế thôi.Mk mới học lớp 6 ^.^

18 tháng 4 2016

Thanks nhiều nhé nhờ bạn mà mình đã có lời giải đáp

26 tháng 12 2018

Tính truyền miệng của văn học dân gianSửa đổi

  • Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
  • Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

Quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)Sửa đổi

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:

  • Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận
  • Sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
  • VHDG là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.

Tính hiện thực của văn học dân gianSửa đổi

Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

* Kể về các nhân vật có trong sự kiện lịch sử thời quá khứ 

* Có yếu tố tưởng tượng kì ảo 

* Người kể người nghe tin vào truyện có thật thể hiện cách đánh giias của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử 

                                                                   THE END

28 tháng 4 2016

Ko có cốt truyện

23 tháng 4 2017

Đặc điểm truyện trung đại:

- Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.

- Nội dung mang tình giáo huấn

- Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử

- Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.

Những đặc trưng của truyền thuyếtTruyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo

- Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo.

- Mặc dù vậy, truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ không phải là một thể tài sử học. Trong truyền thuyết có những sự kiện lịch sử nhưng chúng không phải những sự kiện lịch sử đích thực mà chỉ là “những ánh hào quang, những tia khúc xạ” của lịch sử. TT từ lịch sử mà ra nhưng TT lại không phải là lịch sử.

Trước hết, truyền thuyết không chú ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của các sự kiện lịch sử. Không phải bất cứ nhân vật và sự kiện lịch sử nào cũng trở thành trung tâm phản ánh của truyền thuyết. Truyền thuyết có thể ghi lại những sự kiện lịch sử của thời khuyết sử hoặc chọn lọc những sự kiện theo quan niệm của nhân dân.

Ngược lại, một số nhân vật lịch sử không được sử sách ghi lại nhiều như nhân vật Cao Lỗ nhưng trong truyền thuyết ông có một vị trí quan trọng, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian.Trong Việt điện u linh, Cao Lỗ được phong là Quả nghị cương chính vương, trong Giao chỉ ký, Cao Lỗ còn được gọi là Đô Lỗ hay Thạch Thần (vị thần đá - được tôn xưng từ tín ngưỡng thờ đá của nhân dân). Sáu đình xã Cao Đức và đến Đại Than (huyện Gia Lương – Hà Bắc) lập đền thờ ông…

- Truyền thuyết cũng không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, không gian, diễn biến, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử.

- Và truyền thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân. Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân vừa là người tham gia, vừa là chỗ dựa tin cậy để người anh hùng làm nên chiến thắng.

 Như vậy, người ta không thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực, nhưng lại có thể tìm thấy những thứ mà không có một tài liệu liạh sử nào có thể ghi lại được. Đó chính là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là tâm tư, tình cảm, mong ước thầm kín của nhân dân trong mỗi triều đại lịch sử qua cách nhân dân “kể” lại các sự kiện. Đó còn là tinh thần kiên cường tự chủ, là niềm tự hào, niềm tin vào khả năng và sức mạnh bản thân của nhân dân, nó giống như một dòng chảy âm thầm nhưng mỗi ngày một mạnh mẽ mà nhân dân đã khéo léo thể hiện và nuôi dưỡng nó qua việc chủ động đánh giá lịch sử, qua việc khẳng định người anh hùng chỉ có thể làm lên nghiệp lớn nếu được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân…Tính chính xác lịch sử trong truyền thuyết, như nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳng định, không phải hoàn toàn ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên của sự kiện mà chủ yếu là ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử. Đó là một thứ lịch sử văn hoá - tinh thần của nhân dân. Nó không giống như chính sử, nhưng lại luôn được dân gian thừa nhận đó chính là lịch sử đáng tin cậy (tín sử) của mình.

Truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật được sánh ngang tầm thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp cho TT trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một tài liệu sử học.

Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội

Phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội trong đoạn phim trên?

- Mối quan hệ truyền thuyết và lễ hội là quan hệ có tính chất qua lại, bổ sung lẫn nhau: Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng cảm của tập thể.

- Đối với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi vì:

  • Nhân dân hầu như không biết chữ, không thể đọc được các bản kể truyền thuyết được các nhà Nho sưu tầm.
  • Các lễ hội kể lại thường niên nội dung các truyền thuyết làm nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc.
  • Hình tượng người anh hùng, cuộc đời và những hành trang của các anh sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo nhân dân nhờ môi trường lễ hội. Ở đó, nhân dân không chỉ là người xem hội thụ động mà còn là người chủ động đóng vai, nhập vai khi được tham gia làm những nhân vật và diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Điều này đã góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng của nhân dân.
  • Lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm (không gian và thời gian thiêng) càng thể hiện được bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng.

- Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…

-  Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyết anh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng. Trong truyền thuyết Thánh Gióng bên cạnh việc đánh giặc cũng còn có chuyện hái cà, đập đất, chăn trâu…Hai Bà Trưng sau khi chết còn hiển linh giúp dân chống hạn. Cao Lỗ khi hiển linh với Cao Biền có nói rằng: phàm việc dẹp giặc và việc mùa màng ta đều được chủ trương cả- Lĩnh nam chích quái. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài, hai mặt làm ăn và đánh giặc đã chiếm vị trí quan trọng duy nhất trong đời sống dân tộc ta, mặt khác cũng do cả hai việc lớn này đều do một người gánh vác – người nông dân Việt Nam.

Tóm lại: Truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước, đều hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn của các bậc tiền bối.

Chúng khác nhau ở chỗ: Truyền thuyết là một thể loại văn hoá dân gian. Nó khắc hoạ người anh hùng bằng ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng của thể loại.

Trong lúc đó hội lễ là một sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, cần có môi trường diễn xướng, có cộng đồng tham dự. Hội lễ ca ngợi người anh hùng bằng tín ngưỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, bằng vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rước.v.v..[1]

[1] Lê Văn Kỳ – Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng – NXB KHXH – HN 1996.

Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc

- Truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với không gian-thời gian cố định, không- thời gian lịch sử cụ thể. Một truyện kể dân gian nếu không gắn với không- thời gian cố định thì không thể là truyền thuyết được. Một nhân vật truyền thuyết nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng hành trạng, sự nghiệp của nhân vật đó bao giờ cũng gắn với những địa phương cụ thể, những nơi mà nhân vật đã đi qua. Do đó, vẫn luôn tồn tại những truyền thuyết của từng địa phương mang tính địa phương rõ nét. Mỗi vị anh hùng, mỗi nhân vật đều gắn với con người và một vùng đất cụ thể. Hơn nữa, nhân dân lại có xu hướng, nhu cầu “kéo” các vị anh hùng lại gần cuộc sống của mình, gắn với địa phương mình. Trong quá trình lưu truyền, truyền thuyết đi đến mỗi địa phương luôn được kết nạp những yếu tố mới sao cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng địa phương. Đó chính là hình thức địa phương hoá các truyền thuyết dân gian.

Ví dụ :

Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa (nữ tướng của Hai Bà Trưng) trải qua các vùng Hương Nha, Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu… Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng. Riêng vùng Nam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyền là đá cấm, vẫn để thờ trong miếu. Trước miếu có hai mộ am, có sách ghi chép: một am gọi là “hà sa hào tích” (hà sa là rau bà đẻ).

- Còn có một xu hướng ngược lại nữa cũng song song diễn ra: xu hướng toàn quốc hoá các nhân vật lịch sử ở một địa phương cụ thể nào đó. Đây là cách để người dân địa phương gắn bó mình với toàn dân tộc, nó thể hiện nhu cầu muốn gắn bó làng xã với quốc gia, với triều đình

Ví dụ: Dóng, sau khi thắng giặc Ân trở về, trên đường về (từ Bắc Ninh – những vùng Quế dương, Võ giàng, Thuận Thành, Tiên du, Yên Phong …nơi in dấu những vết chân ngựa và gốc tre ngà bị nhổ- về Sóc Sơn) có ngồi lại bên Hồ Tây, mở gói cơm cà ra ăn. Những hạt cà rơi xuống mọc lên một giống cà Xuân Đỉnh nhỏ, giòn, ngon. Dóng đến làng Kẻ Khốn ngồi nghỉ uống nước, thấy nước mát liền đổi tên làng là làng Kẻ Mát…

- Như vậy, cuộc đồi người anh hùng bao giờ cũng gắn với các vùng địa danh: đất sinh ra, đất chết đi hay hoá thân, và vùng đất đi qua để lại dấu vết về hành trạng, sự kiện, chiến công…

- Và như vậy, truyền thuyết trong quá trình lưu truyền được biến đổi cả về lượng và chất. Sự gắn kết nhân vật truyền thuyết với địa phương, với phong vật đã dần dần trở thành một tâm thức phổ biến, để dẫn đến hình thành một quy luật tâm lý phổ biến trong đời sống nhân dân: thấy vật nhớ đến người, nghĩ đến người nhớ vật.

- Hiện tượng này cũng phù hợp với lễ hội, phong tục dân gian. Đó là ngoài các lễ hội mang tính chất toàn quốc hay của một vùng rộng lớn (Hội đền Hùng, Hội Côn Sơn Kiếp Bạc…) thì hầu hết các lễ hội đều là các hội làng (hoặc liên làng).

6 tháng 12 2021

Tham khảo!

- Đặc trưng của truyện cổ tích:

    + Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

    + Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

  + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

- Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau

    + Cổ tích về loài vật

 

    + Cổ tích thần kì

    + Cổ tích sinh hoạt

- Truyện cổ tích thần kì:

    + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

   + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

    + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

6 tháng 12 2021

Tham khảo:

- Đặc trưng của truyện cổ tích:

    + Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

    + Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

  + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

- Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau

    + Cổ tích về loài vật

 

    + Cổ tích thần kì

    + Cổ tích sinh hoạt

- Truyện cổ tích thần kì:

    + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

   + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

    + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

18 tháng 10 2020

chi tiết tiếng đàn thần, niêu cơm, ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con, đó là những chi tiết kì ảo mà ở trong các câu truyện cổ tích đều mang từ 1 đến nhiều chi tiết kì ảo để tạo sự hấp dẫn và kì bí cho câu truyện