Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Giống nhau :
- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất
- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khác nhau :
- Đồng bằng sông Hồng :
+ Diện tích 15.000km vuông
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
+ Có đê sông ngăn lũ vững chắc ( dài trên 2.7000km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m
+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.
- Đồng bằng sông Cửu Long :
+ Diện tích : 40.000km vuông
+ Do phù sa hệ thống sông MeKong bồi tụ nên.
+ Có dạng hình thang.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.
+ Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
+ Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên.... là những nơi chưa được bồi lấp xong.
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
- Thuận lợi :
+ Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)
+ Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp
+ Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...
- Khó khăn :
+ Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....
+ Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giống:
+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.
+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
+ Diện tích rộng.
- Khác:
+ Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.
+ Địa hình:
• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.
• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung
+ Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).
+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
+ Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.
Chọn: B.
Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long:
HƯỚNG DẪN
a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.
− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).
− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.
− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.
− Hiện nay:
+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.
+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).
b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.
− Bình quân đầu người 0,15 ha.
− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.
− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.
− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:
+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.
Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có trồng các loại rau cao cấp (xem bảng 25.1 sgk Địa lí 12 trang 107-108)
=> Chọn đáp án A
a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- Giống nhau :
+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Gia súc, gia cầm, thủy sản
- Khác nhau :
+ Đồng bằng Sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn bò nuôi sữa
+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thủy sản (tôm, cá tra, cá basa)
b) Giải thích khác nhay về chuyên môn hóa giữa hai vùng.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông
+ Nhu cầu lớn về thực phẩm ( trong đó có sữa ) của các đô thị (Hà Nội, Hải phòng,..)
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt ( nuôi vịt chạy đồng)
+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn
Đáp án: D
Giải thích: Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố khí hậu. Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang đậm tính chất cận xích đạo với sự phân mùa mưa – khô sâu sắc.