Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.
Đ1
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Tham khảo!
Đề 1:
Phích nước - một vật dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Một chiếc phích nước cấu tạo gồm hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ có hình trụ, chiều cao sẽ tùy thuộc vào hình dạng của chiếc phích. Phần này có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích, quan trọng là giúp nước không tràn ra khỏi phích. Đầu phích còn có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển. Thân phích được trang trí bằng hình ảnh, tên thương hiệu... Phần đáy phích có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Đặc biệt là phần ruột phích. Nó thực chất là một bình nước có hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa hai lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
Đề 2;
Đối với thế hệ học sinh những cây bút bi trở nên quen thuộc và không thể thiếu. Chiếc bút bi vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tươi sáng.
Đối với học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì sở hữu bút bi quen thuộc. Nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết ra những bài văn, giải được những bài toán…. Ngoài ra rất nhiều người sử dụng bút bi, sở hữu và sử dụng cây bút bi là việc không thể thiếu.
Bút bi phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào 1930. Sau khi nghiên cứu, ông phát hiện ra được một loại mực in giấy nhanh khô, sau đó ông nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực riêng. Hiện nay Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé… các loại đều có chung công dụng như nhau.
Bút bi được cấu tạo từ hai bộ phận vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng chất liệu nhựa, vỏ bút được thiết kế chắc chắn, đẹp, giúp cho bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút có hình trụ, dài và tròn, độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết thú vị như các con vật, hình siêu nhân…tạo cho các em thích thú khi sử dụng. Màu sắc vỏ bút đa dạng như xanh, đỏ, tím, vàng… phù hợp với nhu cầu màu sắc của các bạn trẻ.
Bộ phận ruột bút sẽ giúp chứa mực, giúp mực ra đều khi viết trên mặt giấy. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, bên trong rỗng chứa mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng giúp mực ra đều hơn. Ở ruột bút gắn lò xo nhỏ đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút. Ngoài ra thì bút bi còn có nắp bút, nắp bấm, nắp đậy.
Sử dụng bút bi rất dễ bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút là có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi rất hữu ích và quan trọng đối với học sinh, người lao động trí óc. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi ký nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ với nhau. Để sử dụng bút bi bền lâu dài, khi viết xong nên tắt bút, không ném linh tinh sẽ bị hỏng.
Chiếc bút bi đóng vai trò quan trọng với học sinh sinh viên, nó là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp các em học tập tốt.
đề 1:
1. Mở bài
Giới thiệu cái phích nước: một trong những đồ dùng quen thuộc với nhiều thế hệ con người chính là cái phích nước.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Lịch sử Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học kiêm hóa học người Scotland quý ngài James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton.
Hiện nay, ở Việt Nam, phích nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến với con người.
b. Thuyết minh chi tiết
Cấu tạo: gồm vỏ phích và ruột phích.
- Vỏ phích: hình trụ, thon dài, được làm bằng nhựa, bên ngoài in hình họa tiết bắt mắt để tăng tính thẩm mĩ. Vỏ phích còn bao gồm quai cầm hoặc nắp phích được làm bằng nhựa.
- Ruột phích: gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.
c. Công dụng của phích nước
Được dùng phổ biến nhất để đựng nước nóng vì phích có khả năng giữ nhiệt cao.
Dùng để ủ ấm và giữ cho trà được ấm lâu hơn.
d. Bảo quản
Đậy kín nắp phích khi có nước nóng ở trong đó để giữ nhiệt được lâu.
Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài phích để phích luôn sạch sẽ.
Tránh để phích nước va đập mạnh vì lớp thủy tinh bên trong rất dễ vỡ.
3. Kết bài
Khái quát lại vai trò của phích nước trong đời sống.
Đề 2:
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.
Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu. Việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian.
Và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.
Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để chúng ta có thể sử dụng.
Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,…
Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.
Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.
Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.
Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đã chế tạo ra cây bút để nhờ đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đề 2:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Đề 3: Bài làm:
Ở Việt Nam, chiếc bút bi mới xuất hiện gần nửa thế kỷ, chiếc bút bi được chế tạo ra phải qua bao nhiêu sự cải tiến, sáng tạo của con người. Chiếc bút bi – sản phẩm của trí tuệ con người, một loại bút tiện lợi, dễ mua.
Chiếc bút bi ra đời từ nửa thế kỷ nay, bắt nguồn từ chiếc bút lòng được ông ta ta sử dụng khi chữ viết xuất hiện. Theo thời gian, chiếc bút bi ngày càng được cải thiện, đầu thế kỷ XX chiếc bút máy được ra đời. Họ hàng nhà bút có nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau, nhưng trên thị trường hiện nay chiếc bút bi được sử dụng rất rộng rãi, màu sắc, hình dáng, chủng loại của chiếc bút bi rất đa dạng và phong phú mang nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng… có nhiều kiểu bút khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thị trường. Chính vì thế, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn, lựa chọn cho mình những chiếc bút bi xinh xắn mà mình thích.
Hiện nay, có hai loại bút bi được dùng phổ biến là chiếc bút bi có nắp và chiếc bút bi có lò xo, nhưng dù thuộc loại nào thì bút bi cũng chỉ dài từ độ 10 đến 20 cm, to hơn chiếc đũa ăn cơm. Chiếc bút bi gồm hai phần chính: vỏ bút và ruột bút, vỏ bút được làm bằng nhựa cứng nhựa màu bao quanh ruột bút. Cấu tạo chủ yếu của vỏ bút là hình trụ, thuôn dài thuộc về phía đầu bút. Ngày nay, bên ngoài vỏ bút chỗ tay cầm có các gân nhỏ hoặc đệm cao su để có thể cầm bút dễ dàng, không bị đau tay. Có nút ấn đối với loại bút lò xo, nắp đậy với loại bút có nắp đều được làm bằng nhựa màu. Phần bên trong vỏ bút là ruột bút, đây là phần quan trọng của chiếc bút bi. Ruột bút gồm đầu bút và thân bút, thân bút nhỏ, mềm, rỗng bện trong dùng để chứa mực, đầu thân bút gắn với ngòi bút, ngòi chiếc bút bi bằng kim loại nhỏ bé, có hạt bi con ở mũi bút.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bút tốt, đẹp, rẻ tiền, tiện lợi như Thiên long, Hồng à, chữ A, milo… bút bi có nhiều tiện ích trong sử dụng. Vì thế nó là một dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất đối với học sinh sinh viên. Ở văn phòng công sở, học sinh trung học và đại học đều thấy những chiếc bút bi. Họ thích bút bi vừa chiếc bút bi vừa tiện lợi, vừa rẻ, viết trơn, nhanh hơn. Mặc dù, chiếc bút bi không viết được chữ nét thanh, nét đậm như bút máy nhưng nó không dấy bẩn như bút máy và ít bị hỏng hóc trong khi viết và tốc độ viết nhanh nên nhiều học sinh cấp 2 vẫn dùng bút bi trong ghi chép và học tập. Một ưu thế của bút bi đó là có thể tiết kiệm được tiền khi bút hết mực ta giữ lại vỏ bút và chỉ cần thay ruột bút là có thể lại trở thành một cây bút bi bình thường.
Bút bi có nhiều công dụng nên đi kèm với nó, người sử dụng phải biết sử dụng và bảo quản đúng cách, chu đáo. Ta nên để bút bi vào hộp bút để bảo vệ bút tránh khỏi các tác nhân bên ngoài, không nên vì giá thành rẻ mà sử dụng phung phí, không biết tiết kiệm, khi viết xong cần đập nắp bút hoặc bấm lò xo để bảo vẹ ngòi bút để nó có thể cho ta những nét chữ đẹp, đều và giúp ta sử dụng được lâu hơn, lúc đó chiếc bút mới thực sự có ích cho con người.
Có thể nói, chiếc bút bi là một đồ dùng học tập cần thiết của mỗi học sinh thời cắp sách tới trường, không những thế nó còn là người bạn quý mến của chúng ta. Sự thành công của con người một phần nhờ chiếc bút bi, bởi vậy mà mỗi người cần phải giữ gìn, bảo vệ chiếc bút bi.thuyết minh về chiếc bút bi của em.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
tham khảo
Phích nước - một vật dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Một chiếc phích nước cấu tạo gồm hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ có hình trụ, chiều cao sẽ tùy thuộc vào hình dạng của chiếc phích. Phần này có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích, quan trọng là giúp nước không tràn ra khỏi phích. Đầu phích còn có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển. Thân phích được trang trí bằng hình ảnh, tên thương hiệu... Phần đáy phích có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Đặc biệt là phần ruột phích. Nó thực chất là một bình nước có hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa hai lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.
Vào mùa đông giá lạnh, để bảo vệ cho họng cũng như sức khỏe của mình, con người có nhu cầu sử dụng nước ấm. Nhưng nhiệt độ ngoài trời mùa đông rất thấp, làm thế nào để người ta có thể giữ nước luôn ấm? Câu trả lời đó chính là phích nước. Đây được coi như một vật thần kì có tác dụng lớn đối với đời sống của con người nhất, là trong những ngày nhiệt độ thấp.
Phích nước từ lâu đã rất quen thuộc đối với đời sống con người, đó là một dụng cụ có công dụng để đựng nước nóng. Hiện nay, có nhiều loại nước với thương hiệu và dung tích khác nhau, tuy nhiên phổ biến là phích nước có dung tích 1,5 L và thương hiệu nổi tiếng nhất người ta thường biết đến là phích nước Rạng Đông. Nhiệt độ phích nước giữ được cho nước là từ 70 - 90 độ C tùy vào thời gian chế nước vào phích.
Phích nước không phải là một vật dụng của cấu tạo quá phức tạp. Phích bao gồm vỏ bên ngoài. Trước đây, vỏ phích phổ biến được làm bằng nhôm. Điều này sẽ khiến bảo vệ phần ruột phích dễ hơn và bền hơn. Tuy nhiên, để giảm giá thành cũng như giúp việc sử dụng phích tiện lợi hơn, người ta còn sản xuất phích với vỏ bằng nhựa. Vỏ phích có nhiều màu khác nhau như màu xanh màu, đỏ, tím… có in thêm các họa tiết hoa rất bắt mắt. Bên cạnh của vỏ phích thường sẽ có quai phích. Mỗi phích thường gồm hai quai, một quay cầm phía bên cạnh và một quai sách bên trên. Phần đáy của lớp vỏ được thiết kế chắc chắn và cân đối để có thể đặt phích đứng một cách dễ dàng. Phích bên trên thường có nắp đậy, nắp của phích thường sẽ được thiết kế hình tròn với bán kính khoảng 10 cm. Trước đây nắp phích thường sẽ được thiết kế là một nút đậy bằng gỗ, hình trụ. Tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất là các loại nắp phích xoáy. Sẽ có một cốc nhựa úp bên trên nắp phích. Bộ phận bên trong quan trọng nhất của phích đó chính là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh trong và giữa hai lớp thủy tinh này có một khoảng chân không. Phần ruột phích được tráng bạc bóng để nhằm giảm sự chuyển nhiệt của nước ra bên ngoài. Chính bởi vậy, khi đổ nước vào phích, nhiệt độ ấm luôn được đảm bảo. Vì ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh nên rất dễ vỡ.
Như chúng ta đã biết, công dụng lớn nhất của các nước đó chính là dùng để để giữ nhiệt cho nước. Thời gian giữ nhiệt sẽ phụ thuộc vào từng loại phích khác nhau. Tuy nhiên thời gian trung bình mà phích có thể giữ được nhiệt độ cho nước đó chính là là từ 4 tới 6 tiếng.
Phích là một loại vật dụng cần thiết nên khi chọn phích chúng ta cần chọn một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, đặc biệt cần để ý đến phần ruột phích. Bởi nếu như chọn không kỹ, phần ruột phích thiết kế mỏng hay quá kém sẽ khiến chúng ta khhi chế nước vào sẽ rất dễ xảy ra tình trạng nổ gây nguy hiểm rất lớn đối với tính mạng của con người. Trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng nên bảo quản phích một cách cẩn thận, khi đổ nước không nên đổ đầy mà nên để một khoảng không để phích có thể giữ nhiệt được lâu hơn. Ngoài ra, với đặc tính tính giữ nước nóng nên cần để phích tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ để tránh gây tình trạng bỏng. Nên để phích ở một vị trí bằng phẳng và trong các góc khuất để tránh phích bị đổ hoặc va chạm gây vỡ phích. Phần quai xách hay quai cầm cũng luôn luôn cần phải được kiểm tra độ chắc chắn để khi xách không lỏng lẻo. Phần vỏ trải qua một thời gian sử dụng thường việc bảo vệ cho phần ruột phích sẽ kém đi, vì vậy chúng ta cần phải kiểm tra để thay vỏ phích kịp thời.
Cùng với sự phát triển của thị trường, hiện nay người ta còn sản xuất ra các loại phích điện bên cạnh phích truyền thống và độ phổ biến của loại phích này ngày càng cao vì đây là một loại phích ngoài việc giữ nhiệt người ta có thể sử dụng để cắm nước được. Tuy nhiên, khi sử dụng người dùng cần hết sức cân nhắc vì nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây ra tình trạng điện giật.
Có thể nói, phích là một loại vật dụng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của mỗi con người, đặc biệt là vào trong mùa đông giá lạnh. Bởi thế, mỗi gia đình cần có cho mình ít nhất một chiếc phích nước để chứa nước và giữ nước ấm nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.
1. Yêu cầu
Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản
2. Quan sát và tìm hiểu về đối tượng thuyết minh
- Xác định phích nước là vật dụng phổ biến cần thiết trong mỗi gia đình
- Công dụng của phích nước: Khả năng giữ nhiệt cho nước (giữ nhiệt trong 6 tiếng đồng hồ từ 100 độ xuống 75 độ)
- Cấu tạo:
+ Vỏ phích làm từ chất liệu gì?
+ Màu sắc, cách trang trí phích thế nào?
+ Vỏ phích có tác dụng bảo vệ ruột phích thế nào?
+ Ruột phích (lõi phích) quan trọng nhất: để giữ nhiệt. Ruột phích làm bằng chất liệu gì?
- Cách bảo quản chiếc phích và sử dụng phích thế nào?
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng phích nước.
3. Lập dàn ý
- Lập dàn ý sắp xếp hợp lý trật tự của các phần mở bài, thân bài, kết bài khi trình bày miệng
+ Lên kế hoạch dự kiến thời gian trình bày
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
TL:
Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong nhà chúng ta phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc phích nước nhé.
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.
Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24-30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của li trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.
Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.
Hi vọng rằng chiếc phích nước sẽ là người bạn giữ nhiệt đáng yêu và tiện ích của bạn. Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vât dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.
#hoctot
#phanhne
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê,.... Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.
“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).
Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.
Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.
Đề 1:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.