K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

a) câu văn có đảo trật tự từ: Dưới gốc tre.... mầm măng

b) tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm vị trí "dưới gốc tre", hình dạng "tua tủa" của sự vật "những mầm măng"

chắc thế ^^!

20 tháng 12 2021

a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốctretre, mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây. - Điểm 0,5: trả lời đúng như trên - Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ - Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên b. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? - Chức năng: Khẳng định -Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời c. - Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa. - Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng. - Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai…trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre. - Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ. - Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa. - Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả.

5 tháng 4 2022

là đv miêu tả

đối tượng trong đv là tre

- Tham khảo bài làm sau :

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?"

a, Tìm các trường tự vựng có trong đoạn văn trên

b, Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đc sử dụng trong đoạn văn:

Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:

+So sánh: - Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ

- Bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt

+Nhân hóa: - Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?

TD :  - Biện pháp so sánh làm cho hình ảnh trong văn bản giàu giá trị tạo hình, gợi nên nhiều cảm xúc để cho thấy hình ảnh những mầm măng, bẹ măng bao bọc lẫn nhau thiêng liêng như tình mẫu tử.

- Biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh thảo mộc tự nhiên trở nên sinh động, có hơi thở, có tình nghĩa giống như tình mẫu tử thiêng liêng của loài người.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?(Nam Cao, Lão Hạc)b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

(Em bé thông minh)

- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

1
26 tháng 4 2018

a, + Sao cụ lo xa quá thế?

   + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

   + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

   → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

  b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

   → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

  c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

   → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

  d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

   → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.

  - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

29 tháng 2 2020

a)Gốc tre,bẹ măng, thân cây

c)Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ :

-So sánh:Măng trồi lên nhọn hoắt như cái lưỡi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy

-Nhân hóa:bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.

=>Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ,đầy sức sống. Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động,có hồn. Thể hiện được nội dung của người viết:đó là đức tính của con người Việt Nam,dù ở bất cứ hoàn cảnh nào,họ cũng mạnh mẽ,tràn đầy sức sống mãnh liệt.