Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích :Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo. Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate (kali clorat), gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm. Thế là chúng ta có lửa.
Vậy khi quẹt diêm xảy ra PƯHH làm đầu diêm biến đổi thành chất khác màu đen.
b) -Hiện tượng :vật lí
-Giải thích :hòa mực vào nước, mực chỉ loãng ra,hơi nhạt màu ,không có hiện tượng chất mới tạo thành.
c)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: trứng để lâu,lòng trứng sẽ loãng ra,có mùi hôi là do cấu trúc protein trong trứng bị biến đổi khác với ban đầu
d)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.Khi đun đến 100 độ C thì nước hóa hơi.Nếu ta ngưng tụ hơi trên,vẫn được nước như ban đầu.
e)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C.Khi làm lạnh đến 0 độ C,nước hóa rắn.Nếu ta để nước đá ở nhiệt độ phòng ta được nước như ban đầu.
g) Câu này khá đặc biệt,liên quan đến cả môn sinh
-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: gạch cua có thành phần chủ yếu là protein, khi ở nhiệt độ cao (nấu) sẽ làm chúng bị biến tính thay đổi cấu trúc không gian khác với bình thường nên tụ lại thành mảng và nổi lên.
h)-Hiện tượng :hóa học
- Giải thích:thức ăn của chúng ta là những hợp chất hữu cơ.Khi để lâu ngày,vi khuẩn,nấm mốc phân hủy thức ăn thành các chất mùn,mùi hôi khác với ban đầu
Chúc em học tốt!!
anh(chị) ơi cho em hỏi tí
Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong ko khí tạo ra khí cacbonic.
Sơ đồ phản ứng hóa học : C + O2 \(\rightarrow\) CO2
Điều kiện đã xảy ra phản ứng trên là gì ?
Đề xuất phương án để than cháy nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Giúp em với ạ
\(n_{Cu}==\dfrac{12,8}{64}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: Cu + 2H2SO4 --> CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,2----------------------------->0,2
=> mdd sau pư = 12,8 + 200 - 0,2.64 = 200(g)
=> D
- Câu hỏi của Phle- minh: Có chất gì đó đã giết chết vi khuẩn.
- Giả thuyết trong nghiên cứu của ông: Nấm tiết ra chất giết chết vi khuẩn.
- Phle- minh đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm ( tiến hành các thí nghiệm).
- Sau khi nghiên cứu ông rút ra kết luận: Loại nấm này đã tạo ra penixilin thô, giết chết 1 số vi khuẩn chữa bệnh nhiễm trùng.
Chúc bạn học tốt !!
Cái này liên quan đến sinh học nha bạn, v thì trả lời luôn:
Alexander Fleming (1881 – 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý họcngười Scotland. Ong nổi tiếng là vì ông là người tìm ra chất kháng sinh.
Vấn đề đặt ra lúc đó là tìm ra chất kháng khuẩn để cứu chữa cho những người lính trên chiến trường.
Năm 1922, tình cờ Fleming phát hiện một đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn mà ông vô tình hắt hơi vào, sau 3 ngày được ủ trong tủ ấm, ở đĩa cấy đó khuẩn lạc không mọc được ở chỗ có dịch từ mũi ông rơi vào. Ông cho rằng có chất nào đó trong dịch mũi của ông có thể tiêu diệt được vi khuẩn.
Năm 1928, trong khi kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn, ông phát hiện hiện tượng nấm xuất hiện trên đĩa và phát triển thành các tảng nấm màu xanh nhạt ; xung quanh tảng nấm, những mảng vi khuẩn đã bị phá hủy. Loại nấm mọc giống như dạng các bụi cây này sau được đặt tên khoa học là penicillium notatum vì bộ phận sinh sản của loài mốc đó có hình dạng giống cái bút lông (tiếng la tinh penicillium nghĩa là cái bút lông), còn chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát hiện trong dịch mốc đó được đặt tên là penicilin.
Ông tiếp tục nghiên cứu về penicilin cùng với sự hỗ trợ của các nhà khoa học như Floray, Chain, Hitley ..... Đến năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicilin ưu việt nhất là chủng Penicilin Chrysogenium, chế ra loại penicilin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicilin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928.
Xác định vấn đề nghiên cứu: Kiểm tra xem chiếc vương miện mà người thợ kim hoàn dâng cho vua là vàn nguyên chất hay không
Giả thuyết nghiên cứu: Mọi vật chìm trong nước đều chịu một lực đẩy theo phương thẳng đứng , theo chiều hướng lên trên và có độ lớn đúng bằng phần chất lỏng mà vật đang chiếm chỗ.
Phương pháp nghiên cứu: Một khối vàng nguyên chất được giữ thăng bằng với chiếc vương miện , khi đưa vào trong chất lỏng nếu thanh còn giữ thăng bằng chứng tỏ chiếc vuong miện là vàng nguyên chất, nếu không thăng bằng chứng tỏ vương miện bị pha tạp chất do lực đẩy Ác-si-mét lên các chất khác nhau sẽ khác nhau cho dù chúng có cùng khối lượng.
Sản phẩm nghiên cứu: Chứng minh được chiếc vương miện đã bị nhà kim hoàn chế tạo từ vàng không nguyên chất.
D nha bạn
D nhé bn