K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2021

Đề HS giỏi á

CHỊU!!!!

1/ Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ... bẹ măng bọc kín... non nớt.

a/ Biện pháp tu từ: so sánh

b/ Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt; làm cho măng gần gũi với con người.

24 tháng 2 2022

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

24 tháng 2 2022

thank :3

7 tháng 11 2023

Mấy tháng nay, gia đình tôi có một thành viên mới, đó là cháu của tôi và một thành viên đặc biệt nữa, đó là: Một hú mèo oai phong.

   Chú mèo khoảng 2 tuổi. tên là I-na-su. Chú khoắc trên mình một chiếc áo màu trắng bạch với những vết vằn đen nhỏ. Khuân mặt của chú bầu bĩnh to bằng quả cam sành. Trên mặt chú có bộ ria mép rất oai phong và còn có cả cái miệng mũm mĩm. Mắt chú long lanh như hai hòn bi ve nằm hai bên chiếc mũi tẹt màu hồng. Tai của chú lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng được điều gì đó. Bạn biết không? Cứ nhìn thấy tai mèo tôi lại nhớ đến hồi mới là đứa trẻ lên 5. Lúc đó tôi học IQ bạn tôi đã cho tôi một cục tẩy hình tam giác y như tai của chú mèo, bên trông màu hồng và ở ngoài màu trắng. Nhưng bây giờ bạn ấy không còn học với tôi nữa, đó là một kỉ niệm đáng nhớ và cũng là lý do tại sao tôi thích mèo. Kỉ niệm của quá khứ đúng là đáng nhớ, cứ bước tiếp, bước tiếp rồi kỉ niệm ấy tôi có thể quên. À, đúng rồi tôi có nói bước tiếp, bước tiếp đúng không? Nhờ câu đấy mà tôi đã nghĩ ra một câu đố rất hay, đó là: Mèo dùng gì để đi? Câu hỏi siêu dễ đúng không và đáp án là: Chân. Chiếc chân của Neoko thon nhỏ, có màu trắng, khi Neoko bước đi thì như một người mẫu và còn rất oai phong nữa. Nhưng tôi còn chú ý đến một diểm nữa, đó chính là lòng bàn chân của chú mèo, nó có màu hồng đấy. Ở giữa có màu hồng hình trái tim, vào ở bốn ngón chân cỏn con thì có hình tròn nho nhỏ. Hi! Hi! Tôi lại có một câu hỏi tiếp này dành cho các bạn, câu này hơi khó đó nha, đó là: Mèo dung gì để giữ thăng bằng?. Hi! Hi! Khó quá đúng không? và đáp án là: Đuôi. Đuôi của chú mèo Neoko này có màu trắng với mấy vết vằn đen, chú lúc nào cũng trổng đuôi lên làm dáng vẻ oai phong khi ra đường, nhưng tất nhiên vẫn phải chú ý đường đi rồi.

   Chú mèo nhà tôi rất chăm chỉ, có lúc có chú chuột danh ma nào đến trộm gạo là chú I-na-su vồ ngay. Thời gian làm việc đã hết, đã đến thời gian nghỉ trưa của mèo I-na-su, thức ăn của chú luôn đầy đủ dương dưỡng. Ăn xong chú còn liếm chân, tay, long vét nốt chỗ đồ ăn còn dính thừa trên chân tay. Ăn xong thì chú lại đi ngủ, chú mèo I-na-su thật đáng yêu không giống với vẻ oai phong khi thức, chủ mới nằm xuống đã ngủ một vèo dến tận sáng. Lúc Neoko chơi, chú lúc nào cũng mang quận len mèo hồng của mình lăn lông lốc. Lúc Neoko chơi chán thì lại quấn quýt bên người như em bé mới sinh luôn quấn quýt bên mẹ.

   Tôi rất yêu quý chú mèo này, tôi sẽ chăm sóc và bảo vệ chú. I-na-su thật tuyệt vời phải không nào?

(bài thi năm lớp 4 của mình đấy, bạn cứ yên tâm vì điểm của mình là 7,5/8. CỨ YÊN TÂM)

8 tháng 10 2018

Mình nghĩ là của bài hát Lá Xanh.

30 tháng 10 2023

Cụm danh từ là sự kết hợp danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Đặc biệt hơn là cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ nhưng nó vẫn hoạt động như một danh từ. 

Một vài ví dụ về cụm danh từ để bạn dễ hiểu: cả ba đứa con đều thông minh, những sinh viên nghèo...

30 tháng 10 2023

cái này học từ lớp 4 rồi bạn nên xem lại

13 tháng 4 2017

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Từ đây cậu đặt được vô số câu!

13 tháng 4 2017

thank ạ !

25 tháng 10 2023

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”,  hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, … Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.

NHỚ TICK NHA