Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v
Tôi là một lão làm nghề chài lưới, quanh năm chỉ biết sóng, với biển. Nhưng hôm nay lại là một ngày trời không được tốt. Tôi nghĩ hôm nay nên nghỉ vì có rất có thể khi thuyền ra khơi sẽ gặp sóng to gió lớn.
Đánh neo đậu thuyền bên bờ biển. Tôi nhìn ra xa thấy có ngựa chạy rất nhanh đến gần chỗ mình, đằng sau có đám quân lính chạy đến rất gần. Nhìn kĩ hóa ra là via An Dương Vương và công chúa. Vị vua mà nhân dân Âu Lạc yêu quý, ông đã có công lớn với đất nước khi đã đánh đuổi quân Triệu Đà ra khỏi bờ cõi. Tôi thấy càng chạy thì quân lính đằng sau càng đuổi đến gần, thì ra đó là quân giặc đang đuổi giết vua và công chúa.
Chạy đến bờ biển là đường cùng rồi, không còn đường nữa. Hi vọng cuối cùng của vua An Dương Vương cũng không còn nữa rồi. Tự dưng tôi thấy sóng nổi cuồn cuồn, thần Kim Quy hiện lên, thây vậy An Dương Vương và Mị Châu xuống ngựa. Tôi thấy thần nói rằng " Kẻ thù ở sau lưng ngươi". Lúc đó mới vỡ lẽ rằng chính công chúa đã giúp cho kẻ thù đuổi kịp, chặn đường sống của hai người. Bây giờ mới để ý là đường được rải rất nhiều lông ngỗng từ áo của công chúa Mị Châu. Ôi thật sự công chúa đã quá dại, quá tin vào người chồng của mình rồi. Tôi thấy ánh gươm sáng chiếu thẳng vào mắt, nhìn thấy mới biết vua đã chém chết công chúa. Thật là bi kịch, bị kịch.
Sau khi chém chết công chúa, vua An Dương Vương cùng thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển. Còn xác công chúa bên bờ biển, một lúc sau thì khi quân giặc đuổi đến nơi, Trọng Thủy đã mang xác của công chúa đi.
Công chúa không có tội chỉ vì nàng đã quá ngây thơ, khờ dại, nên mời ra nông nỗi này.
Tôi là một lão làm nghề chài lưới, quanh năm chỉ biết sóng, với biển. Nhưng hôm nay lại là một ngày trời không được tốt. Tôi nghĩ hôm nay nên nghỉ vì có rất có thể khi thuyền ra khơi sẽ gặp sóng to gió lớn.
Đánh neo đậu thuyền bên bờ biển. Tôi nhìn ra xa thấy có ngựa chạy rất nhanh đến gần chỗ mình, đằng sau có đám quân lính chạy đến rất gần. Nhìn kĩ hóa ra là via An Dương Vương và công chúa. Vị vua mà nhân dân Âu Lạc yêu quý, ông đã có công lớn với đất nước khi đã đánh đuổi quân Triệu Đà ra khỏi bờ cõi. Tôi thấy càng chạy thì quân lính đằng sau càng đuổi đến gần, thì ra đó là quân giặc đang đuổi giết vua và công chúa.
Chạy đến bờ biển là đường cùng rồi, không còn đường nữa. Hi vọng cuối cùng của vua An Dương Vương cũng không còn nữa rồi. Tự dưng tôi thấy sóng nổi cuồn cuồn, thần Kim Quy hiện lên, thây vậy An Dương Vương và Mị Châu xuống ngựa. Tôi thấy thần nói rằng " Kẻ thù ở sau lưng ngươi". Lúc đó mới vỡ lẽ rằng chính công chúa đã giúp cho kẻ thù đuổi kịp, chặn đường sống của hai người. Bây giờ mới để ý là đường được rải rất nhiều lông ngỗng từ áo của công chúa Mị Châu. Ôi thật sự công chúa đã quá dại, quá tin vào người chồng của mình rồi. Tôi thấy ánh gươm sáng chiếu thẳng vào mắt, nhìn thấy mới biết vua đã chém chết công chúa. Thật là bi kịch, bị kịch.
Sau khi chém chết công chúa, vua An Dương Vương cùng thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển. Còn xác công chúa bên bờ biển, một lúc sau thì khi quân giặc đuổi đến nơi, Trọng Thủy đã mang xác của công chúa đi.
Công chúa không có tội chỉ vì nàng đã quá ngây thơ, khờ dại, nên mời ra nông nỗi này.
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.