Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là sự kết hợp giữa chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao:
- Quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) buộc Pháo phải ngồi vào bàn đám phán.
- Ngoại giao: kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đáp án A
- Đáp án C, D loại vì Chiến dịch Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương diễn ra ở thời gian cuối của cuộc kháng chiến, tạo điều kiện kết thúc chiến tranh chứ không phải là bước ngoặt.
- Đáp án B loại vì Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng chuyển sang "đánh lâu dài" với ta nhưng chưa tạo nên bước ngoặt quan trọng, Pháp vẫn còn mạnh và nắm thế chủ động trên chiến trường.
- Đáp án A đúng vì sau chiến thắng trong chiến dịch Biên giới năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển mới, ta giành thế chủ động trên chiến trường
Đáp án: D
(Giải thích: Sau khi kháng chiến bùng nổ 12/1946, ta chiến đấu trong vòng vây, trong thế cô độc chống Pháp và can thiệp Mĩ. Bởi, lúc này chưa có một quốc gia nào công nhận nền độc lập của ta, chưa có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bên ngoài. Đến tháng 10/1950, sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ đó, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt thiết lập ngoại giao, giúp đỡ về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Hơn nữa, từ sau chiến thắng Biên giới 1950, ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, thoát khỏi thế bao vây, bị động, cô lập từ kẻ thù.)
Đáp án D
Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành.
A loại - sự bốc lột không chấm dứt ở giai đoạn này
B, C loại - " ngay trong cuộc kháng chiến" là sai. Chúng ta xoá bỏ được giai cấp bốc lột và hoàn thành mt ng cày có ruộng năm 1957, khi hoàn thanh cải cách ruộng đất
=> đáp án đúng: D
Đáp án D
* Cơ sở để xác định tính chất của một cuộc cách mạng/kháng chiến:
- Nhiệm vụ cách mạng (quan trọng nhất):
- Lực lượng cách mạng:
- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công:
* Xét các tiêu chí trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam:
- Nhiệm vụ cách mạng: chống Pháp. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1 – 1951): “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” (sgk 12 trang 140).
- Lực lượng cách mạng: Đoàn kết toàn dân, toàn quân.
- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công: vẫn tiếp tục là hình thức cộng hòa dân chủ như sau Cách mạng tháng Tám. Hình thức chính quyền công nông là hình thức chính quyền của tuyệt đại đa số nhân dân lao động, những hình thức chính quyền cộng hòa dân chủ còn rộng rãi hơn chỉ trừ những bọn đế quốc và tay sai phản động, còn tất cả những ai sống trên dải đất Việt Nam đã tham gia qua trình đấu tranh giành chính quyền đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia chính quyền và giữ chính quyền ấy.
* Xét yếu tố dân chủ trong kháng chiến chống Pháp:
Trong nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1-1951) đã trích trên có yếu tố dân chủ, đó là: giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ tàn tích phong kiến. Tuy nhiên, tính dân chủ không điển hình.
=> Như vậy cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải có tính chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.
Thời gian | Thắng lợi tiêu biểu |
21 - 7 - 1954 | Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương |
1959 - 1960 | Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “chiến lược Aixenhao”. |
20 - 2 - 1960 | Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy. |
9 - 1960 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. |
1961 - 1965 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. |
1965 - 1968 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. |
Năm 1968 | Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân |
1969 - 1973 | Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. |
Năm 1972 | Tổng tiến công chiến lược |
Năm 1973 | Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”. |
21 - 7 - 1973 | Ký kết Hiệp định Pari |
STT
Giai đoạn
Diễn biến chính
1
Năm 1945
- Đêm 22, rạng sáng 23- 9- 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- Ngày 23- 9- 1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.
- Đảng và Chính phủ đã huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ.
=> Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.
2
Giai đoạn 1946- 1950
- Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,...
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.
- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:
+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Giai đoạn 1951 – 1953
- Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và khẳng định, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến.
- Ngày 3 - 3 - 1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) ra đời.
- Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động.
- Tháng 12 – 1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
- Quân đội Việt Nam liên tiếp mở những chiến dịch tiến công, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như: chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào, ...
3
Giai đoạn 1953- 1954
- Tháng 7-1953 được sự viện trợ của Mỹ, Pháp để ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định đề “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào
- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu. Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
- Tháng 11-1953, Nava quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.