Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Nhân tố khách quan nào sau đây không tác động đến công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam ( từ tháng 12/1986) ?
A. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ
B. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Xu thế đối thoại, thỏa hiệp trong quan hệ quốc tế
D. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam
Chọn đáp án A
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ rồi nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, tiền tệ… tiếp diễn theo sau đó, mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: sự bùng nổ dân số và hiểm hoạ vơi cạn dần những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người; yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá cao…
Những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, do đó chậm thích ứng, chậm sửa đổi. Trong những điều kiện mới, mô hình và cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội được hình thành trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trước kia, vốn đã tồn tại những thiếu sót và sai lầm, nay càng trở nên không còn phù hợp và cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội Xô viết.
Đáp án A
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này.
- Đối với Liên Xô: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới nhưng Liên Xô lại chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới => Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng về nhiều mặt => Tháng 3/1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải tổ đất nước.
- Đối với Trung Quốc: từ năm 1959 – 1978, Trung Quốc ở trong tình trạng không ổn định về nhiều mặt do hậu quả của cuộc “Đại nhảy vọt” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” =>Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước.
Đáp án D
Xuất phát từ nguyên nhân của những cuộc khoảng hoảng của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Việt Nam rút ra
bài học cần phải đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa) để tạo nên sức mạnh tổng hòa. Đây cũng là bài học được Đảng và Nhân dân áp dụng trong công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ tháng 12-1986.
* Phân tích nguyên nhân :
- Trong một thời gian dài, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại nhiều thành tựu to lớn; nhưng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu sót.
- Một là thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng lòng bất mãn trong quần chúng.
- Hai là không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỷ 20 phải nhập lương thực, thực phẩm của các nước Tây Âu.
-Ba là khi đã bị trì trệ, khủng hoảng, tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoàng ngày càng trầm trọng.
- Bốn là hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.
* Nguyên nhân cơ bản nhất :
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân có tính chất quyết định làm cho chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, đó là trong cải tổ, Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đông Âu mặc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là việc rời bỏ nguyên lí cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac- Lênin của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước cao nhất Liên Xô cũng như các nước Đông Âu lúc bấy giờ.
* Hậu quả :
Sự tan rã của chế độ XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại như trước. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc.
* Tóm tắt diễn biến của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 :
- Trong những năm đầu thế kỷ XX, các nước tư bản huê hoang về thời kỳ hoàng kim của mình.
- Đến tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng diễn ra đầu tiên ở nước Mĩ, sau đó lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa.
- Đây là cuộc khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử khủng hoảng của của chủ nghĩ tư bản.
* Tác động đến Việt Nam.
- Nước Pháp cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
- Đề giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng này, Pháp trút gánh nặng lên nhân dân Việt Nam, vì nền kinh tế Việt Nam lúc này bị cột chặt vào nền kinh tế nước Pháp.
- Thực dân Pháp tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp vào sự thiếu hụt cho kinh tế chính quốc do khủng hoảng gây ra.
- Kinh tế Việt Nam suy thoái, nạn đói khổ của các tầng lớp nhân dân ngày càng trầm trọng. Mâu thuẩn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bùng nổ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Đáp án C
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác
- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng
=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách