Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Người tiền sử sẽ nhặt những mảnh đá để chế tác riều, cuốc,... có cán bằng gỗ
Tham khảo
Người tối cổ | Người tinh khôn | |
Công cụ lao động | sử dụng hòn đá được ghè đẽo thô sơ | rìu đá mài lưỡi, cung tên, lao |
Cách thức lao động | săn bắt | trồng trọt và chăn nuôi |
Tham khảo nhé
* Sự tiến triển về công cụ lao động:
- Ban đầu, người nguyên thủy chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa vặn cầm tay làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè một mặt hay hai mặt của hòn đá, tạo nên những công cụ thô sơ. Các nhà khảo cổ học gọi đó là những chiếc rìu tay, mảnh tước.
- Người tối cổ cũng đã biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
- Đến thời kì sau, Người tinh khôn đã biết làm những chiếc rìu đá mài lưỡi, sử dụng công cụ lao, cung tên.
* Sự tiến triển về cách thức lao động:
- Qua hái lượm, người nguyên thủy phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được.
- Từ săn bắt, người nguyên thủy dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi.
- Lối sống định cư cũng được hình thành dần theo những sự thay đổi của công cụ lao động và cách thức lao động.
– Công cụ lao động của người nguyên thủy bắt đầu những những mảnh tước và rìu đá thô sơ qua quá trình lao động đã cải tiến công cụ lao động ngày càng sắc nhọn, có tra cán và dễ săn bắt hơn, sáng tạo ra mũi trên để sắn bắn các con vật.
– Cùng với sự cải tiến về công cụ thì còn người cũng dần chuyển từ hái lượm, săn bắt sang sắt bắn trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 12. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới xã hội nguyên thủy tan rã là
A. xã hội chưa phân hóa giàu nghèo.
B. tư hữu xuất hiện.
C. con người có mối quan hệ bình đẳng.
D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
Câu 13. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hóa?
A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút.
C. Viết chữ trên những tấm sét ướt.
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện trên các phương diện: công cụ lao động; phương thức lao động; địa bàn cư trú.
- Điểm khác biệt về: công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn so với Người tối cổ:
+ Công cụ lao động: sử dụng kĩ thuật mài nhẵn, khoan lỗ… để chế tạo ra những công cụ sắc bén hơn; biết làm ra đồ gốm…
+ Cách thức lao động: dần có sự chuyển biến từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
+ Địa bàn cư trú: làm nhà/ dựng lều; sinh sống ở những khu vực ven sống, suối..
- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.
- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai… Con người làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng… Những xóm làng đã dần xuất hiện.
Rìu đá
- Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước):
+ Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.
+ Xương hóa thạch được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
- Trên đà phát triển, vượn cổ chuyển thành Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây):
+ Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.
+ Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
+ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
+ Di cốt được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc) và tìm thấy công cụ đá ở Thanh Hóa (Việt Nam).
+ Người tối cổ sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động. Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm, biết chế tác công cụ lao động, công cụ này được gọi là đồ đá cũ sơ kỳ.
+ Người tối cổ biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn, cải thiện căn bản đời sống.
- Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn.
- Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.