Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời :
1. Mở bài
Giới thiệu về nghị luận của anh/chị : có người cho rằng, sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm lại.
2. Thân bài
* Giải thích:
- Sống không chờ đợi: Sống hết mình, sống cống hiến, hướng về tương lai, tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
- Sống chậm: Sống bình lặng, sống không hối hả để có thể trải nghiệm, quan sát cuộc đời, giống như cách sống của những nhà hiền triết thời xưa.
* Hiện trạng:
- Sống nhanh, sống không chờ đợi là lối sống của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Sống nhanh thể hiện tinh thần làm việc và hưởng thụ hết mình.
→ Những bạn trẻ sống nhanh thường có một cuộc sống năng động, lý thú. Mặt trái của việc sống nhanh là lối sống vội, quên mất cái tôi của mình mà mải miết chạy theo phù du
- Tuy vậy, sống chậm không phải là lối sống lề mề. Sống chậm lại để tận hưởng và lắng nghe, để hướng về gia đình, để dành thời gian cho bản thân.
* Ý nghĩa:
- Hai cách sống song song tồn tại đòi hỏi con người sống phải biết cân bằng. Sống vừa cần nhanh chóng, vừa cần chậm rãi để có thể bắt kịp xu thế, không bị tụt hậu nhưng vẫn phải có những khoảng lặng yên bình.
* Bình luận:
- Sống chậm rãi không phải là lối sống lười biếng, trì hoãn. Đồng thời, sống nhanh không phải lối sống buông thả, sống không cần biết ngày mai
* Bài học:
- Là người trẻ, là tương lai đất nước, chúng ta cần có một lối sống cân bằng, an toàn và lành mạnh bằng cách tự rèn luyện bản thân và cân bằng cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận ;)
~ HT >;))) ~
Ngạn ngữ châu phi có câu
“Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy nhanh nhất nếu không nó sẽ bị chết đói
Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con hổ chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị ăn thịt”
Cuộc sống của mỗi người cũng giống như một cuộc đua một cuộc đua, ẩn chứa vô vàn khó khăn thử thách. Để trở thành người chiến thắng con người phải không ngừng cố gắng, biết làm chủ thời gian, nắm bắt cơ hội bởi sống là không chờ đợi.
Chờ đợi tức là không làm gì cả, ngồi yên một chỗ đợi thời cơ đến để hành động. Nhưng xã hội không ngừng phát triển cuộc sống không ngừng vận động, chờ đợi đâu phải lúc nào cũng tốt, ông cha ta vẫn thường hay nói:
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho”
Chỉ khi lao động thì mới có thể thành công , chỉ khi con người tìm kiếm cơ hội thì mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa hạnh phúc. Nếu chỉ chờ đợi liệu rằng cơ hội có tự tìm đến?
Vậy tại sao sống là không chờ đợi? Cuộc sống luôn hé mở ra những cơ hội để con người có thể nhìn thấy. Đó là con đường tắt để dẫn con người đến thành công, nhưng nhiều người cảm thấy bất an bởi họ sợ rằng cơ hội trước mắt có nhiều rủi ro. Để an toàn họ chờ đợi hết cơ hội này đến cơ hội khác và liệu rằng họ có tìm thấy cơ hội thích hợp khi không biết nắm bắt lấy cơ hội trước mắt. Vì vậy sống là phải biết nắm bắt cơ hội, thời cơ. Hãy thử tưởng tượng Bạn đang đi trên một con đường u tối cuối con đường bạn nhìn thấy hai ngã rẽ ngã rẽ thứ nhất có ánh sáng mặt trời, ngã rẽ thứ hai vẫn tối tăm bạn sẽ làm gì? Con đường tăm tối tượng trưng cho cuộc sống của bạn một cuộc sống buồn tẻ ngã rẽ có ánh sáng chính là những cơ hội giúp bạn thay đổi cuộc đời nếu bạn bỏ qua ngã rẽ thứ nhất đến với ngã rẽ thứ hai liệu bạn có thể tìm thấy ngã rẽ nào tương tự như thế, hay là càng đi tại càng chờ đợi và bỏ qua thêm nhiều cơ hội khác?
Không phải lúc nào cơ hội cũng tìm đến chúng ta mà đôi khi chúng ta phải tự mình tìm kiếm cơ hội, người ta thường nói cơ hội ở trong những khó khăn. Có lẽ nhiều người khi nghe xong câu nói ấy sẽ cho rằng sao phải phí sức vượt qua khó khăn để tìm cơ hội, cứ chờ đợi có phải hơn không. Đó là một tư tưởng sai lầm những người sống chờ đợi chỉ thấy rằng khó khăn chỉ có những thất bại đau đớn, mà không biết rằng khó khăn là một món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng. Đằng sau khó khăn là những cơ hội, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, những người sống không chờ đợi sẽ luôn cảm thấy vui vì khó khăn trước mắt, họ sẽ trưởng thành hơn, quyết đoán hơn những người sống chờ đợi bởi họ đã học được nhiều thứ từ chông gai.
Sống là không chờ đợi là biết làm chủ từng giây, từng phút của cuộc đời. Tục ngữ có câu “thời gian là vàng là bạc” để nhắc nhở con người thời gian là thứ rất quý giá phải biết trân trọng nó bởi một giây một phút trôi qua là không thể nào lấy lại được. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu viết:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Vì vậy ông đã vội vàng, nắm bắt tình phút từng giây để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu chờ đợi thì có lãng phí thời gian thay vì chờ đợi để từng giây từng phút trôi qua một cách vô ích, thì tại sao bạn không dành khoảng thời gian ấy để đi tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh có như vậy thời gian của bạn mới được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Tôi đã được đọc một câu chuyện câu chuyện đó đã để lại trong tôi nhiều bài học quý giá, truyện kể về một cô gái trẻ có ước mơ trở thành một diễn viên hài kịch. Suốt thời đi học cô luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để được nhận vào các câu lạc bộ về diễn xuất, mặc dù gia đình cô phản đối nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Năm 20 tuổi cô được chính thức bước lên sân khấu cô mời cha mẹ của mình đến để chứng kiến buổi biểu diễn. Nhưng kết quả không được như mong muốn, phần trình diễn của cô không được mọi người lưu tâm, cha mẹ cô cảm thấy thật xấu hổ. Họ khuyên cô nên theo đuổi công việc khác, với một lòng quyết tâm cao độ cô tin rằng cơ hội sẽ đến với mình. Cô xin vào đoàn hài kịch khác, bất cứ lúc nào cô cũng cố gắng không để thời gian trôi qua một cách vô ích, dần dần cô được làm hoạt náo viên. Nhưng cô cảm thấy chưa hài lòng về điều đó, một hôm cô được nhận thông báo sẽ diễn với một diễn viên nổi tiếng, cô biết rằng đây chính là cơ hội hiếm có của cuộc đời và cô đã đồng ý. Cuối cùng nhờ diễn xuất, cùng với sự quyết đoán cô đã thành công trở thành diễn viên nổi tiếng. Nếu như chỉ chờ đợi liệu cô có được như ngày hôm nay.
Tuy nhiên bên cạnh những con người đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt cơ hội để đạt được mơ ước mục đích của mình, thì vẫn còn rất nhiều người có lối sống chờ đợi. Họ cho rằng chờ đợi chính là cách tốt nhất, an toàn nhất để bước đến thành công mà không biết tận dụng cơ hội để tiến thẳng lên phía trước. Một số khác thì có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trở nên thụ động trước những thay đổi của cuộc sống. đó là những lối sống chúng ta cần phê phán, lên án.
Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 2
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Trong nhịp sống ồn ã, náo động của phố thị, giữa những xô bồ tranh chấp của người với người trong cuộc đời; đôi lúc con người ta lại dành cho riêng mình những khoảng lặng để suy ngẫm. Suy ngẫm về những gì đã qua, những chuyện đang làm và hướng đến tương lai. Giống như một bản nhạc có nốt thăng, nốt trầm, đời người cũng vậy. Được sinh ra với những chuỗi ngày bất tận của niềm vui, nỗi buồn… mọi thứ cứ lần lượt đan xen nhau tạo thành một bức tranh tổng thể đa màu sắc. Ngắm nhìn bức tranh ấy, đã bao lần bạn tự hỏi: “ Nó có ý nghĩa gì?”, “Giá trị thật sự nằm ở đâu?”, “Làm thế nào để bức tranh ấy hoàn hảo nhất?”…Câu trả lời chính là ở triết lí sống của mỗi người hay nói cách khác đó chính là nguyên liệu, là màu tô mà bạn sử dụng để vẽ. Dù có yêu thương, lạc quan hay cố gắng thì theo tôi tất cả đều chỉ nằm vỏn vẹn trong duy nhất một từ “SỐNG”. Sống trọn vẹn để yêu thương, sống can đảm để thành công…vì bởi “sống là không chờ đợi”.
Ngạn ngữ Anh có câu: “Triết lí sống là một cánh buồm, còn cuộc đời là một con tàu. Không có buồm tàu sẽ lênh đênh trôi dạt vô bờ bến”. Câu nói ấy phần nào đã khẳng định được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của việc xác định triết lí sống đối với mỗi người. Vậy thế nào được gọi là triết lí sống? Triết lí sống là những quan điểm, quan niệm tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nó được đặt ra như một kim chỉ nam để hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hay nói cách khác triết lí sống chính là bệ phóng, là nền tảng để mỗi chúng ta dựa vào tìm cách sống, cách ứng xử sao cho hợp lẽ, khôn ngoan nhất.
Cuộc đời là một bức tranh đa sắc màu và hiển nhiên ý nghĩ, suy tư cũng khác nhau. Vậy triết lí sống của bạn là gì? Riêng tôi, triết lí sống chính là ở thời gian, ở cách sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống này. Giữa xã hội bộn bề với đủ mọi lo toan, con người khác nào một quay luôn bị xoay vần. Ta muốn thành công, ta muốn thành đạt vì thế mồ hôi, công sức bỏ ra đâu phải dễ. Mà thời gian thì vô hạn, cuộc đời hữu hạn, nên những ý nghĩ, sự sáng tạo làm thế nào để thực hiện hết. Chỉ có cách duy nhất, đó là SỐNG! Sống trọn từng giây, từng khoảnh khắc, từng ngày. Từ khi còn bé tôi đã được bà dạy rằng: cuộc sống sẽ chẳng có gì là dễ dàng, mọi thành công sẽ không bao giờ tự đến mà tất cả đều do con người nắm bắt lấy. “Sống là không chờ đợi”. Hôm nay, ta còn được vui cười, hạnh phúc bên người thân nhưng chắc gì ngày mai ta còn hiện hữu trên cõi đời này. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại bất giác rùng mình, cơ thể như được tiêm vào một liều thuốc để sống sao cho tích cực hơn, có ý nghĩa hơn. Chẳng bởi thế, khi học thơ Xuân Diệu bản thân nhận thấy có một phần hồn của mình ở đâu đó:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
Đã có nhiều lúc tôi thắc mắc: “Những gì ta có thể làm được trong hôm nay tại sao cứ phải chần chừ, để dành cho ngày mai?” Cuộc sống là một bữa tiệc với hàng loạt những trải nghiệm, những món ăn chờ đợi con người thưởng thức. Hết ngày này đến tháng kia, mỗi ngày đối với bản thân tôi đều mang một hương vị mới, một mùi thơm riêng. Tại sao một năm không phải có 1 ngày mà đến tận 365? Đó là bởi tạo hóa, bởi chúa Trời muốn con người lần lượt nếm đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi; trải qua đầy đủ mọi cảm giác cơ bản của loài người hỉ, nộ, ái, ố…Vì thế, mỗi ngày là một trang mới, là một món quà mang những đặc trưng riêng mà chúng ta lại chẳng có cớ gì từ chối món quà đặc biệt ấy cả. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thoăn thoắt chẳng chờ đợi ai. Còn mỗi cá thể là một bông hoa, vì thế chúng ta phải biết trân trọng, biết tận dụng để “cháy” hết mình, bung tỏa sao cho đẹp nhất.
Có ai đã từng nói: “Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới những nơi bạn muốn tới; trở thành con người tốt nhất mà bạn muốn trở thành; vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những điều bạn muốn làm.” Vâng! Chỉ có một cuộc sống và một cơ hội. Đó chính là tất cả của một đời người. Đã gọi là “mơ” thì chẳng có ai ngăn cản nhưng hơn hết ta hãy tìm cách biến ước mơ ấy thành hiện thực, mang giá trị của mình đóng góp cho đời, ghi dấu ấn của bản thân trên cuộc sống này. Có thể nói thành công được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong số đó là phải biết nắm bắt cơ hội. Cơ hội chợt đến rồi vụt đi chỉ trong chớp mắt – chớp mắt của sự thành công, chớp mắt để thực hiện ước mơ. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại bởi không ai lấy được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Suy nghĩ kĩ rồi đưa ra một quyết định nhanh chóng nhất bởi cuộc đời sẽ không cho ta lần thứ hai, đừng để phải hối hận tiếc nuối khi nhìn lại.
Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 3
Thật may mắn khi ai sinh ra được sở hữu một nhan sắc trời phú, một sức khỏe dồi dào và một cái đầu biết tính toán. Nhưng làm sao để tận dụng nó vào thực tế đời sống xã hội này. Chúng ta cần phải biết cách để biến những cái lợi thế đó của mình thành cơ hội tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển, ông trời không cho không ai cái gì mà cũng không cướp đi của chúng ta bắt cứ thứ gì hết. Chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống. Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.
Chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, chính vì thế chúng ta cần phải quyết đoán, chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận trong cuộc sống này. Đồng thời, luôn tích cực học hỏi và dám thay đổi bản thân. Bạn phải sống làm sao cho ý nghĩa, đẹp với đời, đừng bỏ phí đi bất cứ khoảng thời gian nào. Sống là để cống hiến, hãy luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, cứ thế tích lũy dần chắc chắn bạn sẽ có cho mình mọt khối lượng kiến thức khổng lồ về xã hội cũng như tri thức. Hãy luôn phải nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.
“Sống là không chờ đợi” là một ý kiến hay, là lời giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình, không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống.
Nhưng không nên trông chờ hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chịu khuất phục trước những khó khăn trong cuộc sống này. Vì vậy, lúc nào cũng phải tự mình quyết định tương lai của chính mình.
Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc sống.
Thế nhưng câu nói đó theo em cũng chỉ đúng một phần nào đó thôi, có lúc cuộc sống chúng ta không thể vội vã được. Sống cũng phải biết chờ đợi. Người ta có câu “chờ đợi là hạnh phúc” có những cái chờ đợi mang tới cho ta những kết quả bất ngờ trong cuộc sống này.
Ai cũng bảo: "Sống là không chờ đợi"! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!
Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.
Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con. Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!
Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về. Chờ đợi là hi sinh, là tình yêu.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Nghị lực có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm nghị lực là gì?
Biểu hiện của nghị lực:
+ Vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh
+ Không than vãn, bỏ cuộc
+ Quyết tâm hoàn thành công việc đến cùng
...
Vai trò của nghị lực:
+ Giúp cho con người ngày càng mạnh mẽ
+ Giúp con người dễ dàng chạm đến thành công
+ Tôi luyện ý chí của con người
...
Dẫn chứng:
Những bạn trẻ ở vùng cao vượt đèo, lội suối để đi học...
Mở rộng vấn đề:
Trái với nghị lực là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự nghị lực?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng bảo vệ môi trường đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Môi trường sống là nguồn tài nguyên quan trọng và giá trị vô giá mà chính chúng ta đang sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sống và tổn hại đến chính cuộc sống của con người. Chính vì thế, chúng ta cần sự chung sức của tất cả mọi người để bảo vệ và duy trì môi trường sống trong tình trạng lành mạnh và bền vững.
Đầu tiên, chúng ta cần có ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân từ khi còn nhỏ đều cần được truyền đạt và giáo dục về những hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong gia đình và ở trường học. Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ và hành động của mình để giảm thiểu sự ô nhiễm và cải thiện môi trường sống.
Thứ hai, chúng ta cần có sự chung tay của toàn thể xã hội, từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp cho đến cộng đồng địa phương. Chính phủ có thể thiết lập các chính sách và pháp luật để hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sản xuất xanh hơn, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm hơn và đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, chúng ta cần có sự hợp tác của cộng đồng để tạo nên một cuộc sống trong sạch và bền vững. Cộng đồng địa phương có thể tham gia các hoạt động như thu gom rác thải, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và những thực hành cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.
Tóm lại, bảo vệ môi trường sống đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chúng ta cần cùng nhau thay đổi, hành động và xây dựng một môi trường sống lành mạnh, bền vững và đầy niềm hy vọng cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.
d) bài đêm nay Bác ko ngủ của Minh Huệ
em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.
2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được nghị quyết này, “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.