K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10

có ý kiến cho rằng:"chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý"em có đồng tình hay phản đối ý kiến trên hãy viết một bài văn nghị luận xã hội hãy trình bày quan điểm của em

22 tháng 11 2016

giúp mình vs

4 tháng 11 2019

Đúng.mik mà ko sủa được các lỗi xấu thì có thể làm j nũa

4 tháng 11 2019

làm văn nghị luận nha !!!

11 tháng 1 2018

Tấm gương tự học tập của Bác không chỉ làm xúc động người dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế; tự học mà Bác đã trở thành vĩ nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Chúng ta học Bác từ nghị lực phi thường, nhưng sâu xa hơn của việc học tập suốt đời của Bác là mục đích và động cơ. Với Bác, học là để làm việc, học để làm người, học để phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc và nhân loại, chính vì vậy chúng ta học Bác không chỉ học trí tuệ mà học cả về đạo đức, bởi đạo đức là một sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và đạt đến một đích.

Sự hiếu học của Bác được Bắt đầu câu chuyện từ thời thơ ấu, khi Bác mới 13 tuổi đã hoài nghi đằng sau những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng Pháp. Bên ngoài có vẻ cao quý, nhưng sự thật thì nó ở đâu? và chính Bác đã băn khoăn và đi tìm sự thật đó từ lúc bấy giờ. Hay từ rất nhỏ vì ham đọc sách, gia đình Bác nghèo không có điều kiện mua sách, Bác đã đi bộ từ Nam Đàn xuống thành phố Vinh tìm các hiệu sách để đọc. Tại đây, Bác tìm đọc những tác phẩm của nhà tư tưởng khai sáng Pháp, từ đó đã rút ra cho bản thân mình cần phải học tập nhiều hơn vừa cho bản thân mình vừa ghi nhớ để về kể cho các bạn của Bác.Việc tự học của Bác còn được thể hiện qua 30 năm buôn ba vòng quanh thế giới, đi qua gần 40 nước khác nhau, Bác vừa phải lao động cực nhọc vừa học tập vừa đấu tranh để cuối cùng tìm thấy con đường cách mạng, trong đó tự học là rất quang trọng. Những ngày lênh đênh trên biển, Bác đã tự học ngoại ngữ dưới ánh đèn, ánh trăng... Bác đã dành từng khẩu phần cà phê nhỏ của mình cho thủy thủ Pháp để họ dạy Bác tiếng Pháp. Ở Pari (Pháp) Bác tập viết các bài văn ngắn bằng tiếng Pháp, thành thạo rồi, Bác viết những bài báo đăng tải trên các tạp chí. Đến khi trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn Bác đã viết một tác phẩm lớn, đó là Bản án chế độ thực dân.

Không chỉ tiếng Pháp, nhiều tác phẩm bằng chữ Hán của Bác cũng được xuất bản, kể đến như Nhật ký trong tù, với 130 bài thơ được viết bằng chữ Hán được Bác sáng tác và viết trong thời gian bị giam cầm ở Quảng Tây (Trung Quốc), đến bây giờ Nhật ký trong tù là một trong 5 tác phẩm Quốc bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay cả lúc nằm trên giường bệnh, người ta đã tìm thấy cuốn từ điển Việt Nam – Tây Ban Nha dưới gối nằm của Bác; khi Bác qua đời, những cuốn sổ tay Bác ghi chép những từ mới đã học vẫn còn nguyên.

Đặc biệt, Bác còn dạy chúng ta về phương pháp tự học, ví như học ngoại ngữ, Bác phân biệt rõ thế nào là ngôn ngữ sống (sinh ngữ) và ngôn ngữ chết (tử ngữ), học được chữ nào phải dùng ngay để nó ngấm vào máu thịt, có muốn quên cũng không quên được. Ngay cả việc viết văn, Bác luôn viết ngắn, rõ ràng và sâu sắc. Có lần, cán bộ hỏi Bác, Bác có kinh nghiệm gì hay mách cho chúng cháu, Bác trả lời “Bác không có kinh nghiệm gì đâu, cứ làm việc tự khắc đẩy ra kinh nghiệm”, điều mà các cháu gọi là kinh nghiệm, Bác mách nhỏ các cháu trước khi nói và viết ta cần đặt cho mình mấy câu hỏi có trả lời được rõ ràng rồi hãy làm, đó là: Nói và viết về cái gì? Nói và viết để làm gì? Nói và viết cho ai? Nói và viết như thế nào? 4 điều Bác mách nhỏ thực ra là một tổng kết lớn của Bác, trong đó có cả khoa học, nghệ thuật và thực tiễn...

Đặc biệt trong việc tự học của Bác được kết tinh từ câu nói của Lê – Nin, đó là “học, học nữa, học mãi”, từ ý tưởng đó của Lê – Nin đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thành một câu đầy cảm xúc “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”.

Bác về quê Nghệ An lúc đã 70 tuổi, ở đây Bác nói với đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An, ngày nào còn sống, Bác còn phải học tập và làm việc, bản thân tôi còn phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ, nếu không như vậy, tôi sẽ không tiến kịp được với phong trào... Một lời tâm sự giản dị, sâu sắc của Bác đã để lại một bài học muôn đời cho mọi đối tượng, mọi thế hệ hôm nay và mai sau. Vì luôn tự học hỏi, kiên trì sáng tạo nên Bác là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và nhà báo lỗi lạc, tài năng của Bác đã ôm trùm rất nhiều phương diện, Bác còn hiểu rất tinh tế về âm nhạc, năng lực về hội họa, đến danh họa Picasso cũng thốt lên thán phục từ những đường nét vẽ của Bác...

Với thế hệ trẻ hôm nay cần phải noi gương Bác để học tập gắn với trí tuệ khoa học và đạo đức, nhân cách. Trước hết, học tập để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, làm giàu tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội và cho đất nước. Học Bác không chỉ về nghị lực, về phương pháp sáng tạo mà học Bác còn từ mục đích và động cơ, đó là học để làm việc và làm người. Trong cuộc sống Bác dạy chúng ta những điều thấm thía: “Thắng không kiêu, bại không nản”; “Mình hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót”; “Thấy của người chớ có tham lam, của mình chớ có bủn xỉn”...

Không những học tập theo Bác, mà tuổi trẻ hôm nay cần phải có hoài bão, khi đất nước đã hội nhập và mở cửa phải tin tưởng về sự phát triển của dân tộc mình. Nếu như trước đây chúng ta đau khổ vì mất độc lập, tự do, đến bây giờ chúng ta đã không còn nghèo nàn, lạc hậu thì cần phải phát triển đất nước nhanh hơn, giàu mạnh hơn... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, Bác ví thanh niên là khởi đầu cho sự thành công, tuổi trẻ phải có hoài bão lớn, khát khao lớn, ham làm việc ích quốc - lợi dân, không mong Tổ quốc đã làm gì cho mình mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc... Đặc biệt, năm nay sẽ diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc, một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tuổi trẻ, cho nên tuổi trẻ hãy nhìn về tấm gương của Bác để có ý chí, nghị lực, phải có niềm tin và lẽ sống cao quý vì dân, vì nước.

28 tháng 2 2022

Dựa vào dàn ý để làm nha , dàn ý chi tiết rồi đó:>

1. Giải thích ý kiến 

- Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn, hạnh phúc, niềm vui bất ngờ đến với con người do khách quan đem lại hoặc người khác trao tặng.

"Chờ đợi": thái độ sống thụ động, phụ thuộc.

"Tự mình làn nên cuộc sống": sống tích cực, chủ động.

=> Khẳng định ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính bản thân tạo nên.

2. Bàn luận ý kiến 

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được những bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.

- Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu luôn tiềm ẩn những khó khăn phức tạp. Vì vậy, cần chủ động, tự mình vượt lên hoàn cảnh để vươn tới những điều tốt đẹp. 

Dẫn chứng: những tấm gương nghị lực vượt hoàn cảnh số phận: thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga...; những người nghèo biết vượt lên chính mình;... 

3. Bài học nhận thức và hành động 

- Trong cuộc sống, ngoài ý chí nghị lực vươn lên, yếu tố may mắn cũng góp phần không nhỏ tạo nên thành công.

- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống của chính mình.

- Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

26 tháng 4 2023

gà 

nhìn đây này nhót

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqwqwqwqwqwqwqwqwqwqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwweeeeeeeeeeeeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuiiiiiiiiiiiiiiiiiioooooooooooooooooooop[pppppppppppp[[[[[[[[[[]]]]]]]]ư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\''''''''''''''''''';;;lkkkkkjjjjjjjjhgfdsaqwertyuiol.,mnbv

4 tháng 1 2022

Người ta vẫn thường nói rằng “Thời gian là vàng”. Quả thực đúng như vậy, thời gian với vũ trụ tuần hoàn, còn đối với con người lại một đi không trở lại. Bởi vậy nó vô cùng quý giá đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu tục ngữ trên dường như cũng đã thật khéo léo để muốn nói thì giờ được so sánh như vàng bạc. Thời gian cứ luôn vận động mải miết không chờ một ai và cũng không đợi một ai. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được sống, được hoạt động là duy nhất trên cõi đời này, sẽ không bao giờ lấy lại được. Thời gian giúp ta ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giông tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn, chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành. Thời gian còn giúp xóa đi những hận thù, làm nhòa đi những ân oán. Thời gian là liều thuốc tốt nhất giúp ta cân bằng lại cuộc sống sau những khổ đau và mất mát. Không chỉ vậy, thời gian còn có ý nghĩa khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để trang hoàng lên bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền, nhưng thời gian trôi đi bạn sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Chẳng một ai còn nhớ đến bạn. Nhưng đối với con người có ý chí, nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Nếu chúng ta không biết vận dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả, ta sẽ cảm thấy cuộc đời nàyư không có ý nghĩa. Ở lứa tuổi học sinh hãy biết sắp xếp phân chia thời gian ra thật khoa học. Khi có thời gian, bảng biểu những công việc làm khoa học thì chắc chắn rằng chính bản thân chúng ta đã tiết kiệm được thời gian cho mình. Học, chơi, ăn, ngủ đúng đắn sẽ giúp cho sức khỏe tốt và hiệu quả công việc cũng được đẩy cao hơn rất nhiều. Chúng ta nên cần phải tạo nên cho mình những khoảng thời gian thật có giá trị, ý nghĩa. Chính những điều đó không chỉ để lại cho chúng ta thêm kinh nghiệm sống quý báu mà còn giúp ta làm nên những điều mang lại nhiều ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình.