Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* bn tham khảo nha*
Câu 1 :Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.
Câu 2 :
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.Thân em vừa trắng, lại vừa trònThân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm với nước nonBảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnĐây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôiNhững câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:Mà em vẫn giữ tấm lòng sonNgười phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
học tốt
Câu 1 :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.
Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.
Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Câu 2
Bánh trôi nước một bài thơ vô cùng sâu sắc ở hai nghĩa : đen và bóng . Mượn hình ảnh những chiếc bánh trôi để phê phán và cảm thương cho người phụ nữ thế hệ xưa . Đây : 1 bài ca tình người vô cùng sâu sắc . Thân người gái mỏng manh , đau khổ triền miên phải sống 1 cuộc sống oan ức , lệ thuộc nhưng vẫn giữ đc phẩm chất trong sáng , thủy chung thật đáng thương nhưng cũng thật kiên cường và bất khuất
Nguồn h7
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.
Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa:
“Máu chảy ruột mền”
“Môi hở răng lạnh”
Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.
Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý.
Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.
“An hem như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định:
“Anh thuận em hòa là nhà có phúc”
Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn:
“Chị ngã em nâng”
Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc:
“Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.
Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa:
“Máu chảy ruột mền”
“Môi hở răng lạnh”
Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.
Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý.
Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.
“An hem như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định:
“Anh thuận em hòa là nhà có phúc”
Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn:
“Chị ngã em nâng”
Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc:
“Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.
Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa:
“Máu chảy ruột mền”
“Môi hở răng lạnh”
Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.
Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý.
Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.
“An hem như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định:
“Anh thuận em hòa là nhà có phúc”
Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn:
“Chị ngã em nâng”
Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc:
“Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.