K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2023

Chị gợi ý trình tự viết cũng như nội dung phân tích nhé: 

 - Hình tượng văn học là gì? là 1 phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học. Trong đó, có phương diện trực quan và cảm tính, mặt khác nó lại rất khái quát 1 điều gì đó chủ quan vừa khách quan ngoài nó.

- Hình tượng văn học là 1 hình tượng sống là? tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.

- Hình tượng văn học biết nói là như  nào?  ( tương tự )

- Như vậy, hình tượng được phản ánh trong bài " Ánh Trăng" của Nguyễn Duy ở đây là ? Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.

- Phân tích bài thơ chỉ ra đâu là hình tượng sống đâu là hình tượng biết nói. ( cái này chị đã chỉ rõ ở đoạn trên rồi nhé ) 

Chị làm mẫu 1 đoạn trước ( nội dung dưới chỉ là những ý em cần phải có trong bài) 

VD: Khổ thơ 1:

- Vầng trăng gắn liền với tuổi thơ được trải dài trên 1 khoảng rộng không gian, gắn với những năm tháng quân ngũ trong rừng  ==> trăng trở thành người bạn tri kỉ của con người.

Liên hệ với bài thơ " Đồng Chí " _ Chính Hữu qua câu thơ " đầu súng trăng treo" 

- Sự kết hợp giữa nghệ thuật nhân hóa ==> Trăng trở thành bạn, gần gũi với con người hơn ==> khi này con người trở nên giản dị, thanh cao hơn 

==> Hình tượng sống ở đây là ánh trăng thông qua ngôn từ mà nhà thơ biểu đạt để miêu tả. Còn hình tượng biết nói ở đây là " ánh trăng" nói lên mối quan hệ mật thiết giữa con người với ánh trăng - người bạn tri kỉ suốt những năm tháng vất vả....

- Sau khi phân tích bài thơ xong ==> tổng kết nghệ thuật được sử dụng:

VD: Kết cấu câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn biến, có nhân vật và có sự việc.
Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật : nhân hóa,điệp từ, nhân hóa

* Nhớ gắn với vào với đề : hình ảnh " Ánh Trăng" mang ý nghĩa biểu tượng. 

Hình tượng " Ánh trăng" không chỉ là hình tượng sống qua cách diễn đạt của nhà văn để thể hiện cái đẹp mà nó còn là hình tượng sống để nói về ân tình, ân nghĩa, nhắc nhở con người về thái độ sống.

Trên đây là gợi ý của chị, đây là luận điểm cơ bản bắt buộc phải có nên em có thể dựa vào đây để viết bài hoàn chỉnh nhé. 
 

 
5 tháng 12 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

31 tháng 1 2022

Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà.

26 tháng 11 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

10 tháng 2 2022

- Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

- Của tác giả Lê Anh Trà.

14 tháng 9 2021

Khổ thơ cuối:

      "Trăng cứ tròn vành vạnh

        kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

        đủ cho ta giật mình."

Tham khảo:

Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình."

Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)

Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình  bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình.  Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.  

Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

 

4 tháng 12 2019

1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

2. Giải thích nhận định:

· Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.

· Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.

· Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện; qua đó phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.

3. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:

Ý 1: Vẻ đẹp chung của hình tượng:

Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí

· Có trái tim yêu nước cháy bỏng.

· Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

· Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.

· Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.

Ý 2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:

* "Đồng chí" (Chính Hữu)

· Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

· Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.

· Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng. (Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)

* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

· Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.

· Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

· Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính (Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ... Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)

4. Đánh giá:

· Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn...

· Cả hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng đẹp về người lính trong những năm tháng chiến tranh nhưng không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà thơ. Các nhà thơ đã khắc tạc nên chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến...

· Những đặc sắc về nghệ thuật...

· Khẳng định tài năng, sự đóng góp của hai nhà thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

1 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A.