Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Trạng ngữ là gì ?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
C. là biện pháp tu từ trong câu
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu
Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 5: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 6: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 7: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh[...]. (Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)
A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d
Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ nguyên nhân
Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?
A. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
C. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
D. Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Câu 10: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 11: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
B. Bên vỆ đường, sừng sững một cây sồi.
C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu12: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. Các quan hệ từ
D. Cả A và B đều đúng
Câu 13: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
B. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
Sáng nay, em dậy rất sớm nhưng vẫn đến trường muộn vi trời mưa rất to. Vừa bước vào lớp, cả lớp đã làm xong bài kiểm tra. Em vội vã chạy vào chỗ ngồi thế là bị cô giáo cho viết bản kiểm điểm.
Sáng nay: Trạng ngữ chỉ thời gian
Vừa bước vào lớp: Trạng ngữ chỉ thời gian
aCác từ ngữ nhóm A là tiếng Hán(từ mượn)còn nhóm B là tiếng Việt(từ thuần Việt)
bThường dùng nhóm B vì nó là tiếng của dân tộc,dễ hiểu hơn và coi trọng tiếng Việt
Bạn tham khảo đoạn văn này nha! Chúc bạn học tốt ❤‿❤
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
1
Mùa xuân 1 : chủ ngữ
Mùa xuân 2 : trạng ngữ
2
Tại lăng Bác, mọi người xúc động tưởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại ( tại lăng bác là trạng ngữ, câu trạng ngữ chỉ vị trí)
Bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, thanh đã đạp nó suốt 5 năm để đi hok
3
Ý văn tự làm
Câu 1 (2 điểm).
Mùa đông (1): làm chủ ngữ; mùa đông (2): làm trạng ngữ
Câu 3:Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá!Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
- Thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng, đẹp như tiên, người ta là hoa đất.
- Tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn, Cái nết đánh chết cái đẹp.
Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
TL:
Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở là:
Theo các nội dung mà chúng biểu thị
Học tốt
Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
CTL:
Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
# học tốt #