Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
*Sự giống nhau:
Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).
* Sự khác nhau:
Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiếnhương Đông (hơn 2500 năm).
Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chchohế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
Những điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.
- Vùng cư trú: đồng bằng châu thổ các con sông lớn ở Bắc bộ và Bắc trung bộ
- Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước đã trở thành nghành chính, chăn nuôi cũng phát triển
- Thủ công: Nghề luyện kim phát triển đạt đến trình độ cao nhất là nghề đúc đồng, làm ra nhiều công cụ sản xuất phục vụ sản xuất: Lưỡi cày, cuốc, đặc biệt là trống đồng
- Các quan hệ xã hội:
+ Dân cư ngày càng đông quan hệ xã hội ngày càng rộng
+ Xuất hiện sự phân biệt giàu , nghèo ngày càng rõ
- Tình cảm cộng đồng: nhu cầu hợp tác trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc
- Sự xuất hiện của các nền văn hoá lớn (tiêu biểu là Đông Sơn).
- Sự p.triển kinh tế ( chăn nuôi, trồng trọt, lúa nước…)
- Chống thiên tai, ngoại xâm (nhà Tần).
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.
Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 1: Trả lời:
- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
-> Xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành.
Câu 1: Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như sau:
- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
\Rightarrow Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
\Rightarrow\Rightarrow XHPK ở Châu Âu hình thành
Câu 2: Lãnh địa phong kiến là vùng đất riêng của mỗi lãnh chúa phong kiến. Đây cũng là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản thời XHPK
Câu 3: XHPK khác thành thị trung đại ở phương diện kinh tế, giai cấp ở các điểm sau:
a. Kinh tế
+ Kinh tế ở XHPK là nền kinh tế tự cấp, nông nô tự làm và tự sử dụng những gì mình làm ra
+ Thành thị trung đại là nền kinh tế có sự trao đổi, mua bán ở nơi đông người
b. Giai cấp
+ Ở XHPK chỉ có 2 giai cấp là lãnh chúa phong kiến và nông nô
+ Ở Thành thị trung đại có thêm thợ thủ công và thương nhân
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Câu 7. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 8. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
Câu 9. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Luy Lâu. B. Thành Cổ Loa.
C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La.
Câu 10. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?
A. 15 bộ. B. 16 bộ. C. 17 bộ. D. 18 bộ.
Câu 11. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước:
A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam.
Câu 12. Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?
A. Nỏ Liên Châu. B. Mũi phóng lao.
C. Rìu vạn năng. D. Súng thần công.
Câu 13. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?
A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.
B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
D. Chưa có quân đội, luật pháp.
Câu 15. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng. B. Làm gốm. C. Làm giấy. D. Làm mộc.
Câu 16. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là
A. sản xuất muối. B. trồng lúa nước.
C. đúc đồng, rèn sắt. D. buôn bán qua đường biển.
Câu 17. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán. B. Hào trưởng người Việt.
C. Nông dân lệ thuộc. D. Nông dân công xã.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
Câu 6.C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
Câu 7.D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 8A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
Câu 9.B. Thành Cổ Loa.
Câu 10. A. 15 bộ.
Câu 11. B. Âu Lạc.
Câu 12. B. Mũi phóng lao.
Câu 13. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 14.B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.
Câu 15. C. Làm giấy.
Câu 16. B. trồng lúa nước.
Câu 17. B. Hào trưởng người Việt.
Câu 18.C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
lui con voi ra sao lúc này thì tủ lạnh to hơn con voi