K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2019
GD&TĐ - Để tranh thủ thời gian làm việc gì đó, do lười biếng hay cảm thấy có thể nín được, nhiều bạn trẻ có thói quen nhịn tiểu. Điều này gây ra nhiều tác hại đáng sợ cho sức khỏe. Ngày nay, cuộc sống bận rộn làm con người sinh ra nhiều thói quen xấu, đặc biệt là các bạn trẻ. Để tiết kiệm thời gian, không ít người hình thành những thói quen như ăn uống qua loa, thậm chí bỏ bữa hay sử dụng nhiều cà phê... Đặc biệt, nhịn tiểu là một trong những thói quen tai hại mà nhiều người không hay biết.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Theo các chuyên gia tại trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ), thói quen nhịn tiểu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân vì nước tiểu càng tích tụ lâu trong bàng quang sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nhiều hơn. Không chỉ phát triển và gây hại cho đường tiết niệu, những vi khuẩn này sẽ tấn công sang âm đạo, tử cung dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

Thói quen nhịn tiểu: Hàng loạt tác hại đáng sợ đang chờ bạn đấy! ảnh 2Nhiễm trùng tiết niệu là một trong những căn bệnh do nhịn tiểu gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Một khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: nước tiểu màu đục hoặc lẫn ít máu, sốt nhẹ, cảm giác nóng rát khi đi tiểu... Nếu có những triệu chứng như trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang kẽ

Những người bị viêm bàng quang kẽ sẽ thường xuyên buồn tiểu (đi hơn 60 lần/ngày) và mỗi lần như vậy lượng nước thải ra rất ít. Ngoài những cơn đau đớn, căn bệnh này còn gây hại đến các bộ phận gần đó, điển hình là xương chậu bị chèn ép thường xuyên.

Hiện tại, viêm bàng quang kẽ vẫn chưa có cách điều trị tận gốc, do đó "xả lũ" đúng lúc là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Mất cảm giác buồn tiểu

Khi nhịn tiểu quá lâu, bàng quang sẽ dần căng phồng lên từ đó làm giảm khả năng nhận biết buồn tiểu. Vệc kìm nén này xảy ra thường xuyên có thể sẽ khiến não bộ không còn khả năng kiểm soát được việc "xả nước" nữa.

Thói quen nhịn tiểu: Hàng loạt tác hại đáng sợ đang chờ bạn đấy! ảnh 3Nhịn 'xả nước' thường xuyên khiến não bộ mất cảm giác buồn tiểu - Ảnh minh họa: Internet

Hậu quả là bạn lúc nào cũng có thể tiểu mọi lúc mọi nơi như một đứa trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Sỏi thận

Việc nhịn tiểu lâu là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận do các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể, lưu lại và tạo thành sỏi thận…Thói quen nhịn tiểu: Hàng loạt tác hại đáng sợ đang chờ bạn đấy! ảnh 4Sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm do thói quen nhịn tiểu gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Sỏi thận có thể phát triển thành các kích cỡ, hình dáng khác nhau, khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn mỗi khi đi tiểu. Đối với những viên sỏi nhỏ, bạn có điều trị bằng thuốc và thường xuyên uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn, cách tốt nhất là đến bệnh viện để làm phẫu thuật loại bỏ.

Một ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần?

Theo tiến sĩ Neil Grafstein, khoa Tiết niệu Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), không có quy định chính xác số lần một người bình thường nên đi tiểu mỗi ngày, nhưng hầu hết mọi người thường sẽ "xả lũ" với tần suất dao động từ 4 -7 lần/ngày. Con số này có thể thay đổi ở từng đối tượng, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hay mức độ nhạy cảm của bàng quang...

Để không phải gánh chịu những tác hại đáng sợ của việc nhịn tiểu, bạn nên "xả lũ" đúng lúc mỗi khi cơ thể có nhu cầu.

bạn tham khảo đi nha !!!

10 tháng 3 2021

a, Tác nhân:

+ Vi khuẩn: 

- Gây viêm tai mũi họng

- Gây viêm đường tiết niệm

+ Thiếu O2

+ Các độc tố (Hg, Axen, Mật cá trắm, ...)

+ Sỏi (muối kết tinh)

Các thói quên sống khoa học:

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

- Khẩu phần ăn uống hợp lí

- Đi tiểu đúng lúc

10 tháng 3 2021

trong mì tôm có chứa hàm lượng muối cao dễ tạo sỏi, gây bệnh thận còn các thực phẩm ko rõ nguồn gốc có thể sẽ chữa các chất độc, vi khuẩn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu,Còn khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ giãn ra, kéo căng theo các cơ vòng bên ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát các cơ vòng, khiến nước tiểu rò rỉ. Việc liên tục nhịn tiểu cũng khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Hành động này lặp lại quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già. Nước tiểu trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi gây các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận. Thậm chí, nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận và dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương thận

- Thói quen ăn uống ấy có thể gây nên các bệnh về thận và cả dạ dày ví dụ như: sỏi thận, viêm loét dạ dày.

- Lời khuyên: Bạn Tâm cần có thói quen ăn uống lành mạnh uống nhiều nước và ăn vừa phải đồ mặn hơn hết cần đi tiểu thường xuyên.

- Ăn nhiều đồ mặn ta có thể dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa còn việc uống ít nước khiến thận khó mà lọc máu, đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Cộng thêm việc lười đi tiểu sẽ khiến lượng canxi và các chất tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.

13 tháng 3 2022

Tham khảo

30. Tập thể dục thường xuyên 

31. Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

32. Vì một quả thận vẫn có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

33. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh ăn quá mặn, quá chua.

34. Bể thận

35. Do lớp tế bào ngoài cùng hóa sừng và chết.

13 tháng 3 2022

Tham khảo

30. Tập thể dục thường xuyên 

31. Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

32. Vì một quả thận vẫn có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

33. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh ăn quá mặn, quá chua.

34. Bể thận

35. Do lớp tế bào ngoài cùng hóa sừng và chết.

26 tháng 12 2021

Tk:

 

1.Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. 2.Khẩu phần ăn uống hợp lí: -Không ăn quá nhiều protein,quá mặn,quá chưa,quá nhiều chất tạo sỏi. -Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.  
26 tháng 12 2021

Tiểu đúng lúc , không nhịn tiểu , không ăn đồ ăn quá ngọt

5 tháng 6 2019

 - Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí

   - Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

 

31 tháng 3 2022

TK : 

Thói quen : tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc - Để tình trạng bóng đái căng phồng không xảy ra giúp ta không khó chịu và tránh việc tổn thương bóng đái và các nguyên do khác đặc biệt là sỏi thận , đái dầm.

31 tháng 3 2022

Hãy chửi đi =Đ Nếu cần nhé?

17 tháng 3 2021

Thamkhao

Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Giải thích cơ sở khoa học của thói quen ấy:

- Tiểu đúng lúc: Để lượng nước tiểu được bài thải ra ngoài hoàn toàn, không tích tụ chất cặn bã lại => không tích tụ sỏi thận.

- Không ăn quá mặn, quá chua vì trong những món mặn chua có nhiều thứ làm hại hệ bài tiết nước tiểu.

- Uống nhiều nước để quá trình lọc máu, thải bỏ các chất độc dại diễn ra một cách trôi chảy, dễ dàng, không ê buốt.

Thói quen : tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc - Để tình trạng bóng đái căng phồng không xảy ra giúp ta không khó chịu và tránh việc tổn thương bóng đái và các nguyên do khác đặc biệt là sỏi thận , đái dầm.
2 tháng 4 2023

Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

A. Ăn nhiều đồ mặn

B. Nhịn tiểu lâu

C. Ăn thật nhiều nước

D. Tập thể dục thường xuyên