K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
3 tháng 11 2022

Cho cây ngô hạt to lai với cây ngô hạt nhỏ, nếu đời con cho hoàn toàn cây ngô hạt to thì giống ngô cần xác định là thuần chủng, ngược lại nếu đời con vừa cho ra hạt to, vừa có hạt nhỏ thì giống ngô cần xác định dị hợp về kiểu gen.

Quy ước gen: A- Hạt vàng ; a- hạt trắng

- Ngô hạt vàng không t/c có KG là Aa

P: Aa (Hạt vàng) x Aa (Hạt vàng)

G(P):1/2A:1/2a___1/2A:1/2a

F1: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa ( 3/4 Vàng: 1/4 Trắng)

=> Số lượng hạt vàng: 3/4 x 4000=3000(hạt)

Số lượng hạt trắng: 1/4  x 4000=1000(hạt)

2 tháng 7 2021

Cảm ơn ạ

 

14 tháng 10 2021

F1 100% to --> to là trội

Quy ước: A: to; a: nhỏ

To thuần chủng: AA

Nhỏ: aa

Sơ đồ lai:

P(t/c): AA x aa

G(P): A     a

F1: Aa (to)

F1: Aa x Aa

G(F1): A, a  A, a

F2: 1AA:2Aa:1aa

+ KG F2: 1AA:2Aa:1aa

+ KH F2: 3 to: 1 nhỏ

25 tháng 9 2021

P thuần chủng : Hạt vàng x hạt trắng

 F1 đồng loạt hạt vàng 

=> Hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt trắng

Quy ước : A: hạt vàng ; a: hạt trắng

a) P : AA ( vàng ) x aa ( trắng )

   G   A                    a

  F1: Aa (100% vàng)

F1xF1: Aa (vàng)  x Aa (vàng)  

   G        A, a            A, a

  F2 : 1 AA :2Aa :1aa

TLKH : 3 vàng :1 trắng

b) Để xác định cây hạt vàng F2 có thuần chủng hay không , ta đem cây hạt vàng lai phân tích (lai với cây có KH lặn aa)

-Nếu đời con đồng loạt kiểu hình hạt vàng --> cây hạt vàng đem lai là thuần chủng

- Nếu đời con phân li kiểu hình: 1 vàng : 1 trắng --> cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp tử

25 tháng 9 2021

 

Vì cho lai Ngô hạt vàng với Ngô hạt trắng F1 thu dc toàn hạt vàng -> hạt vàng THT so với hạt trắng

Quy ước gen: A hạt vàng.             a hạt trắng 

a) kiểu gen : hạt vàng: AA 

                    Hạt trắng aa

P(t/c).       AA( hạt vàng).      x.      aa( hạt trắng)

Gp.          A.                                a

F1.         Aa(100% hạt vàng)

F1xF1.     Aa( hạt vàng).       x.    Aa( hạt vàng)

GF1.       A,a.                             A,a

F2.    1AA:2Aa:1aa

kiểu hình:3 hạt vàng:1 hạt trắng

b) kiểu gen F2 hạt vàng: AA; Aa

Xác định bằng cách đem lai phân tích:

- Nếu đời con đồng tính thì cá thể trội đem lai là thuần chủng.

- Nếu đời con có sự phân tính thì cá thể trội đem lai không thuần chủng


 

 

25 tháng 9 2021

P thuần chủng : Hạt vàng x hạt trắng

 F1 đồng loạt hạt vàng 

=> Hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt trắng

Quy ước : A: hạt vàng ; a: hạt trắng

a) P : AA ( vàng ) x aa ( trắng )

   G   A                    a

  F1: Aa (100% vàng)

F1xF1: Aa (vàng)  x Aa (vàng)  

   G        A, a            A, a

  F2 : 1 AA :2Aa :1aa

TLKH : 3 vàng :1 trắng

b) Để xác định cây hạt vàng F2 có thuần chủng hay không , ta đem cây hạt vàng lai phân tích (lai với cây có KH lặn aa)

-Nếu đời con đồng loạt kiểu hình hạt vàng --> cây hạt vàng đem lai là thuần chủng

- Nếu đời con phân li kiểu hình: 1 vàng : 1 trắng --> cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp tử

16 tháng 2 2022

Vì F1 có thân cao, trái to, hạt đều so với bố mà và F2 xuất hiện tính trạng xấu

=> Đây là hiện tượng ưu thế lai

-Khái niệm Ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

-Nguyên nhân hiện tượng ở F2 là F1 có ưu thế lai cao nên các cặp gen tồn tại ở trạng thái dị hợp .Qua các thế hệ sau, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng nên tạo điều kiện cho gen lặn có hại gặp nhau tạo kiểu hình có hại .

 

12 tháng 9 2021

Có nhé vì khi lại tiếp theo nó sẽ cho ra kiểu hạt là 3 vàng:1 xanh

Nhưng phải giải thích theo kiểu năng suất hay như nào chứ nhỉ?

15 tháng 9 2021

a) Để F1 có kiểu hình đồng nhất thì cần chọn bố mẹ đều thuần chủng

VD: P: AA(thân cao) x AA(thân cao) \(\Rightarrow\)F1 có kiểu gen AA và kiểu hình 100% thân cao

P: AA(thân cao) x aa(thân thấp) \(\Rightarrow\)F1 có kiểu gen Aa kiểu hình 100% thân cao

P: aa(thân thấp) x aa(thân thấp) \(\Rightarrow\)F1 có kiểu gen aa kiểu hình 100% thân thấp

b) Để biết giống đậu Hà Lan có thuần chủng hay không ta thực hiện 1 trong hai cách sau:

Cách 1: Dùng phép lai phân tich nghĩa là cho cây cần xác định có thuần chủng hay không lai với cây có tính trạng lặn có kiểu hình hạt xanh

+ Nếu kết quả đời con là đồng tính thì cây cần xác định là cây thuần chủng mang kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu kết quả đời con là phân tích thì cây cần xác định là cây không thuần chủng mang kiểu gen dị hợp.

Cách 2: Cho cây tự thụ phấn.

+ Nếu kết quả đời con là đồng tính thì cây cần xác định là cây thuần chủng mang kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu kết quả đời con là phân tích thì cây cần xác định là cây không thuần chủng mang kiểu gen dị hợp.

12 tháng 12 2021

THam khảo

 

Qui ước:

A: vàng >> a: xanh

B: trơn >> b: nhăn

P: AABB x aabb

GP: AB x ab

F1: AaBb (100% vàng, trơn)

F1 x F1: AaBb x AaBb 

F2:

 

undefined

 

12 tháng 12 2021

tk

 

- Do F1 thu được toàn hạt màu vàng -> tính trạng hạt màu vàng(A) là trội so với hạt màu trắng (a) .

- Sơ đồ lai:

P: AA × aa

F1:100%Aa(màu vàng)

F1×F1: Aa × Aa

F2:-TLKG:1AA:2Aa:1aa

-TLKH:3 hạt màu vàng :1 hạt màu trắng

18 tháng 11 2016

Có thể sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không.

VD: ở đậu HL : A - hạt vàng , a-hạt xanh , B-hạt trơn , b-hạt nhăn.

Cho đậu HL hạt vàng trơn lai với hạt xanh nhăn .

-Nếu kết quả của phép lai chỉ thu được 1 kiểu hình thì cây hạt vàng trơn sẽ có kiểu gen thuần chủng .

P : AABB(vàng , trơn) * aabb(xanh nhăn)

G : AB ab

F1: AaBb (vàng trơn)

-Nếu kết quả của phép lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây đem lai không thuần chủng .

P : AaBb (vàng trơn) *aabb(xanh nhăn)

(tự viết sơ đồ lai)

P : AaBB(vàng trơn )*aabb(xanh nhăn)

(tự viết SĐL)

P : AABb (vàng trơn)*aabb(xanh nhăn)

(tự viết SĐL)

18 tháng 11 2016

Thank!!